Giấy phép môi trường (GPMT) là loại văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức hoặc cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh được phép xả chất thải ra môi trường. Vậy đối tượng phải có giấy phép môi trường là ai? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo thông tin bên dưới.
Đối tượng nào cần có GPMT?
Theo điều 39, Luật BVMT, các dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh chất thải đôc hại ra môi trường hoặc phát thải ra môi trường.
Dự án đầu tư thuộc nhóm I
Là những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở ngưỡng cao. Cụ thể là:
- Dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn, dự án thuộc dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, dự án nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để sản xuất.
- Dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình hoặc dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn nhưng có chứa yếu tố nhạy cảm với môi trường.
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, vùng biển với quy mô lớn hoặc quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm đến môi trường.
- Dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản nước với quy mô, công suất lớn hoặc trung bình nhưng chứa yếu tố nhạy cảm với môi trường.
- Dự án có liên quan đến mục đích sử dụng đất ở quy mô trung bình trở lên.
- Dự án di dân, tái định cư với quy mô lớn.
Dự án đầu tư thuộc nhóm II
Là nhóm: dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh xả thải, có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường. Cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình.
- Dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng chứa yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng chứa yếu tố nhạy cảm cho môi trường.
- Dự án dùng đất, nước , khu vực biển với quy mô nhỏ hoặc trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm đến môi trường.
- Dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản nước với quy mô nhỏ hoặc trung bình nhưng chứa yếu tố nhạy cảm đến môi trường.
- Dự án liên quan đến mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm đến môi trường.
- Dự án di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Dự án đầu tư thuộc nhóm III
Là nhóm: dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Cụ thể:
- Dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ.
- Dự án không thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ phát sinh các chất thải độc hại hoặc có nguy cơ phát thải không khí.
Hồ sơ xin cấp GPMT gồm những gì?
Căn cứ vào khoản 1 điều 43, Luật bảo vệ môi trường năm 2020, hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường gồm:
- Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép môi trường.
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụm công nghiệp.
Dịch vụ làm hồ sơ GPMT nhanh chóng, hiệu quả
Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành, công ty môi trường Hợp Nhất là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tín nhiệm về lĩnh vực hồ sơ môi trường và các dịch vụ XLNT, xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý nước cấp.
Trên đây là một số thông tin về cấp GPMT mà các chủ đầu tư dự án cần biết.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các thủ tục, hồ sơ xin GPMT, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938. 857.768 để được giải đáp chi tiết!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!