Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất giấy

Các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất giấy nói riêng muốn đi vào hoạt động trước hết phải lập hồ sơ môi trường theo quy định, trong đó quy mô bao nhiêu thì lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất giấy qua nội dung dưới đây. 

Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất giấy

1. Tốc độ tăng trưởng ngành giấy và các mối liên hệ với môi trường

Ngành giấy có tốc độ phát triển trung bình khoảng 10 – 12%/năm, sản xuất ngành giấy đóng góp khoảng 1,5% GDP trung bình hằng năm vào nền kinh tế đất nước với kinh ngạch xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD. Hiện nay nhiều dự án lớn hoạt động với công suất lớn và mỗi dự án đạt khoảng 400.000 – 500.000 tấn/năm; trong số đó một số doanh nghiệp dự kiến đầu tư với dự án 1.000 tấn giấy bao bì/năm.

Và thực trạng là nhiều nhà máy sản xuất không đầu tư trang thiết bị hoặc xây dựng hệ thống xử lý nước thải và khí thải. Theo đó, quy trình và dây chuyền sản xuất còn lạc hậu, cũ kỹ gây ra nhiều lãng phí về nguyên, nhiên liệu ảnh hưởng to lớn đến môi trường xung quanh.

2. Lập đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất giấy

2.1. Nhà máy sản xuất giấy nào thuộc đối tượng lập ĐTM?

Căn cứ vào Luật BVMT 2020 và Phụ lục II của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có quy định đối tượng phải đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất giấy gồm những dự án dưới đây:

Cụ thể:

Theo Điều 30, Luật BVMT 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

Đối tượng lập ĐTM nhà máy sản xuất giấy

2.2. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất giấy

Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mang lại nhiều lợi ích như:

  • Đánh giá tác động môi trường là căn cứ khuyến khích cho công tác quy hoạch tốt hơn. Dự án hoạt động hiệu quả hơn nhờ việc xem xét kỹ lưỡng về những ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế, điều kiện tự nhiên, xã hội.
  • Đánh giá tác động môi trường giúp chủ dự án tiết kiệm được thời gian và chi phí từ những nhân tố môi trường tổng hợp.
  • Đánh giá tác động môi trường tạo nên mối liên hệ khăng khít giữa cơ quan chức năng và chủ dự án và giữa cộng đồng với dự án sắp triển khai thực hiện.
  • Đánh giá tác động môi trường đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giảm thiểu tác động môi trường và sự đe dọa từ quá trình suy thoái môi trường đe dọa đến sức khỏe con người.

2.3. Các bước tiến hành lập ĐTM cho nhà máy sản xuất giấy

Quy trình thực hiện hồ sơ ĐTM được tiến hành như sau:

  • Tìm hiểu chi tiết về dự án với các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, khí tượng thủy văn,… để tiến hành thu thập, tổng hợp những thông tin liên quan đến dự án nhà máy sản xuất giấy
  • Thu thập và phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm
  • Đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc
  • Thực hiện quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm xác định
  • Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế – xã hội,… xung quanh dự án nhà máy sản xuất giấy
  • Đề xuất giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm
  • Đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường
  • Tiến hành tham vấn ý kiến của UBND cấp xã và cộng đồng dân cư quanh khu vực dự án có tác động
  • Chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng
  • Chờ và nhận phê duyệt báo cáo ĐTM

Quy trình thực hiện hồ sơ ĐTM

 

3. Hồ sơ lập ĐTM cho dự án nhà máy sản xuất giấy

Để thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất giấy, chủ đầu tư cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị thẩm phê duyệt đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất giấy;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy phép kinh doanh;
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể;
  • Bản vẽ vị trí thoát nước mưa;
  • Bản vẽ vị trí khu đất;
  • Bản vẽ trình kinh tế kỹ thuật
  • Và các loại giấy tờ khác.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đánh giá tác động môi trường hoặc bất cứ loại hồ sơ môi trường nào thì hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất theo các thông tin chi tiết dưới đây:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

Văn phòng: 965/16/23L Quang Trung, P14, Gò Vấp. TP. HCM
Chi nhánh Bình Định: Đường Nguyễn Quý Đức, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Bình Định
Chi nhánh Cà Mau: Số 8, Đường Nguyễn Văn Trỗi, Tp Cà Mau
Website: moitruonghopnhat.com
Hotline: 028.38 315 423

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!