Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Thực trạng đánh giá môi trường ở nước ta

Đánh giá môi trường là công việc quan trọng và không thể thiếu. Đó là sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý và doanh nghiệp với môi trường. Trong đó, đánh giá môi trường bao gồm các hoạt động chủ yếu như đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược.

Dự kiến trong giai đoạn 2022 – 2025, Việt Nam sẽ có Luật ĐTM, bao gồm cả ĐCM. Với 2 hoạt động này thì việc dự báo và đánh giá mức độ tác động vô cùng quan trọng. Bởi lẽ chỉ có dự báo mới có thể khoanh vùng chi tiết để đề xuất biện pháp giảm thiểu, quan trắc, quản lý môi trường hiệu quả.

Chính vì thế, Luật bảo vệ môi trưởng (sửa đổi) và các Nghị định, Thông tư sắp tới sẽ hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật ĐTM/ĐCM tập trung vào nội dung dự báo tác động như tác động đến môi trường vật lý, chất thải và sinh thái – xã hội.

Đánh giá môi trường
(Hình: Đánh giá môi trường)

Vậy ĐTM và ĐCM đóng vai trò gì trong đánh giá môi trường?

Về bản chất

  • ĐTM là việc phân tích, dự báo những tác động đến môi trường có phát sinh từ dự án. Từ đó, đề xuất biện pháp bảo vệ và đánh giá môi trường trước khi triển khai thực hiện dự án.
  • ĐCM gồm việc phân tích và dự báo tác động đến môi trường của chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển. Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động xấu, trở thành nền tảng và tích hợp trong chiến lược quy hoạch, phát triển gắn liền với sự phát triển bền vững.

Về đối tượng thực hiện

  • Đối với ĐTM: các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Dự án có sử dụng đất khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Đối với ĐCM: dự án thuộc quy hoạch, chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế, KCX, KCN, khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa ĐTM và ĐCM

Về thời gian thực hiện

  • Đối với ĐTM: thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
  • Đối với ĐCM: thực hiện đồng thời với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Về chủ thể thực hiện

  • ĐTM: Chủ dự án đầu tư
  • ĐCM: Cơ quan được giao nhiệm vụ

Về hình thức thực hiện

  • ĐTM: theo hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • ĐCM: được xem xét tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Thực trạng đánh giá môi trường ở nước ta

Về ĐTM

Hầu hết báo cáo ĐTM ở nước ta còn lơ là về biện pháp giảm thiểu, nhất là giảm thiểu ô nhiễm nguồn tác động. Cần đưa ra các phương pháp, kỹ thuật nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các dự án có nguồn ô nhiễm lớn. Trong đó, chúng ta chỉ cần mô tả cụ thể nguyên lý hoạt động của các phương pháp giảm thiểu kèm với sơ đồ. Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh học như hệ sinh thái, rừng đa dạng sinh học được đánh giá khá cao.

Lập kế hoạch Quản lý môi trường (EPM) là hoạt động quan trọng trong quá trình triển khai xây dựng dự án. Tiếp theo tiến tới lập kế hoạch Quản lý môi trường tại công trường (SEMP). Căn cứ vào đó chủ dự án phải nêu chi tiết biện pháp, tính toán khối lượng chất thải, thiết kế các khu chứa chất thải, lập kế hoạch vệ sinh môi trường, kiểm soát ô nhiễm, thiết bị xử lý.

Cần chú trọng đến công tác hậu thẩm định ĐTM để đảm bảo giảm thiểu mức tác động xấu đến môi trường. Thường xuyên giám sát chất thải và quan trắc môi trường theo quy định mà nội dung báo cáo ĐTM của dự án có nêu rõ gồm giám sát, đánh giá môi trường của dự án trong từng biện pháp EMP đã được thẩm định.

Sự tham gia của công chúng rất quan trọng để tăng cường tính khách quan giúp nhận diện rủi ro môi trường cũng như hạn chế những xung đột có thể xảy ra. Thế nhưng với quy trình tham vấn như hiện nay, vai trò của công chúng khá mờ nhạt và không có vai trò trong việc quyết định dự án phát triển.

Về ĐCM

Tính khách quan và độc lập của ĐCM chưa cao và còn hạn chế. Nhiều dự án được quy hoạch mở lỏng lẻo nên thường dẫn đến thực trạng dự án được bổ sung vào quy hoạch khá dễ dàng nhưng lại thiếu sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ.

Công ty môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty dịch vụ tư vấn lập ĐTM Hợp Nhất)

Thiếu thông tin và tổ chức thực hiện khiến chất lượng ĐCM giảm sút đáng kể. Do đó, việc nhận diện và đánh giá tác động môi trường với những rủi ro khi chưa thông tin cụ thể về công nghệ sản xuất, nguyên liệu đầu vào và thiết kế kỹ thuật. Chưa kể các quy hoạch phát triển còn chồng chép, thiếu tính đồng bộ và lồng ghép nên dẫn đến việc điều chỉnh thường xuyên. Hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất khi Quý KH có nhu cần tư vấn và lập các loại hồ sơ môi trường, đánh giá môi trường theo Hotline 0938 857 768 nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!