Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Sự khác biệt giữa ĐTM và ĐMC

Các dự án sản xuất tồn đọng nhiều hoạt động phát triển tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với môi trường theo từng mức độ và từng lĩnh vực cụ thể. Không đơn thuần là rủi ro bình thường, chúng trở thành sự cố nghiêm trọng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng gây thất thoát kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.

Đối với những sự cố nghiêm trọng khó kiểm soát hình thành nên thảm họa gây tổn hại đến sản xuất, kinh tế, xã hội và hệ sinh thái tự nhiên. Bởi thể để giảm thiểu rủi ro, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra doanh nghiệp cần lập ĐMC (đánh giá tác động môi trường chiến lược) và ĐTM (đánh giá tác động môi trường).

1. Như thế nào là ĐMC và ĐTM là gì?

1.1. ĐMC (đánh giá tác động môi trường chiến lược)

Là công việc dự báo tác động đến môi trường chiến lược, đề xuất nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm giảm thiểu tác động môi trường. Đây được xem như biện pháp nền tảng mang tính chiến lược lâu dài đảm bảo kế hoạch phát triển bền vững của cơ sở, doanh nghiệp (Quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014).

1.2. ĐTM (đánh giá tác động môi trường)

Là hoạt động phân tích, dự báo tác động môi trường đến dự án nhằm đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời (Quy định tại Khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014)

Sự khác biệt giữa ĐTM và ĐCM

(Hình: Sự khác biệt giữa ĐTM và ĐMC)

2. Sự khác biệt giữa ĐTM và ĐMC

Đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC)  và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trở thành công cụ quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống quản lý môi trường với ưu điểm duy trì và phát triển nền kinh tế – xã hội bền vững. Dưới đây là sự khác biệt giữa ĐTM và ĐMC, cùng Hợp Nhất – công ty tư vấn dịch vụ môi trường theo dõi bài viết dưới đây nhé!

2.1. ĐCM (đánh giá tác động môi trường)

Đối tượng thực hiện:

Theo khoản 1 Điều 13 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định cụ thể với đối tượng quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tại vùng kinh tế trọng điểm, vành đai kinh tế, hành lang kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực khai thác tài nguyên,…

Chủ thể thực hiện: 

Cơ quan được giao nhiệm vụ

Nguyên tắc thực hiện:

  • Thực hiện song song với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch kế hoạch. Vì thế ĐMC có thể đảm bảo các khía cạnh môi trường để hỗ trợ hiệu quả cho từng giai đoạn, từng khâu trong toàn bộ quá trình thực hiện, biến những quyết định ấy mang tính khả thi cao trong chiến lược – quy hoạch – kế hoạch đóng góp to lớn vào quá trình phát triển bền vững của đất nước và dân tộc.

Nội dung soạn thảo báo cáo:

  • Tìm hiểu chi tiết sự cần thiết, cơ sở pháp lý nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch cụ thể.
  • Đề xuất phương pháp hoàn thành đánh giá môi trường chiến lược.
  • Tóm tắt nội dung ĐMC.
  • Khảo sát tình hình kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của khu vực gần dự án chịu sự tác động bởi quá trình chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Hình thức thể hiện kết quả:

  • Được xem xét vào nội dung chiến lược – quy hoạch – kế hoạch (Khoản 3 Điều 14).

Một số hạn chế của ĐCM:

  • ĐMC mang tính khách quan và mức độ độc lập chưa cao.
  • ĐMC có quy trình thực hiện gặp nhiều khó khăn như thiếu thông tin, không có nhiều đơn vị có năng lực phù hợp, cơ sở dữ liệu hạn chế, chiến lược quy hoạch thiếu sự đồng bộ.
  • ĐMC có chi phí thực hiện lớn (áp dụng theo Thông tư Liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT).

2.2. ĐTM (Đánh giá tác động môi trường)

Đối tượng thực hiện:

  • Dựa theo Khoản 1 Điều 18 Luật bảo vệ môi trường 2014) ĐTM áp dụng với sự án thuộc thẩm quyền Nhà nước như sử dụng đất khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu du lịch, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử,… được xem có tác động xấu đến môi trường.

Chủ thể thực hiện: Chủ dự án

Nguyên tắc thực hiện: Bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị

Nội dung soạn thảo báo cáo:

  • Khảo sát tình hình thực tế của dự án về tác động môi trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội,…
  • Tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc, thành phần và tính chất của nguồn thải có tác động xấu đến môi trường.
  • Đề xuất phương pháp đánh giá tác động môi trường.
  • Lựa chọn công nghệ, biện pháp hạn chế và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hình thức thể hiện kết quả:

  •  Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Một số hạn chế của ĐTM:

  • ĐTM không thể nhận diện đầy đủ rủi ro từ dự án vì sự trao đổi thông tin giữa nhóm thực hiện và nhóm thiết kế còn hạn chế, dẫn đến nhiều khó khăn để đưa ra kế hoạch quản lý tốt nhất.
  • ĐTM thiếu thông tin về các dự án xung quanh.
  • ĐTM không có mức hoạt động độc lập ổn định.
  • ĐTM được xây dựng đầy đủ nhưng mức độ tham vấn của công chúng chưa cao gây ra nhiều xung đột khi dự án bắt đầu đi vào vận hành chính thức.
Công ty tư vấn môi trường
(Hình: Công ty tư vấn môi trường)

3. Biện pháp tăng tính hiệu quả giữa ĐMC và ĐTM

  • Xây dựng và công bố cơ sở dữ liệu môi trường.
  • Lồng ghép các yếu tố môi trường ngay trong quá trình định hướng chủ trương đầu tư.
  • Nâng cao vai trò của ĐMC.
  • Tăng cường sự tham gia của công chúng trong ĐMC và ĐTM.
  • Quy định về việc thực hiện đánh giá và quản lý rủi ro cho một số loại hình dự án.

Việc nhận diện sự khác biệt giữa ĐTM và ĐMC giúp chủ dự án thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan, quy trình và đối tượng thực hiện tránh sự kiểm tra và xử phạt hành chính từ cơ quan có thẩm quyền. Đơn vị xử lý nước thải – Hợp Nhất có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, khảo sát và hoàn thiện đầy đủ các loại hồ sơ môi trường, trong đó có đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường.

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

  • Địa chỉ: Khu C4, chung cư Khang Gia, đường số 45, phường 14, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Bình Định: Đường số 2, KCN Long Mỹ, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
  • Điện thoại: 028.3831.5423 – Hotline: Ms. Thúy 0938.857.768
  • Email: phuongthuy@moitruonghopnhat.com

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!