Thời gian gần đây càng có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trên toàn thế giới với tần suất ngày càng nhiều và trở thành thách thức đáng lo ngại. Các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo cho hiện tượng này là hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thời tiết có xu hướng khắc nghiệt hơn với tần suất ngày càng dày đặc hơn, mời các bạn cùng Hồ Sơ Môi Trường tìm hiểu thông tin chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
1. Các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian gần đây
Hiện tượng thời tiết cực đoan được hiểu là hiện tượng thời tiết bất thường, xảy ra trái mùa, theo hướng tiêu cực và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Nắng nóng bất thường, hạn hán gay gắt bão lũ, mưa đá, rét đậm, rét hại, v.v… là những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều hơn trong thời gian gần đây.
1.1. Nhiệt độ trái đất tăng cao bất thường
Trong các thập kỷ gần đây, nhiệt độ trái đất không ngừng tăng lên, đặc biệt kể từ sau khi cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới diễn ra. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do EL Nino. Trong đó hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân “gốc rễ” của sự nóng lên toàn cầu.
Trong năm 2023, nhiều khu vực trên thế giới có nhiệt độ tăng cao kỷ lục. Năm nay, châu Úc chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ cao kỷ lục vượt 48 độ C. Đáng nói, một số nơi có nhiệt độ chạm ngưỡng 50 độ C. Khí thải carbon dioxide là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trái đất nóng lên.
Còn ở nước ta, trong tháng 6 nhiệt độ tại khu vực phía Bắc vượt 40 độ C, trong đó Hà Giang là địa phương ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay với 42 độ C.
1.2. Hạn hán, nắng nóng kéo dài
Song song với hiện tượng khí hậu tăng lên là tình trạng hạn hán, nắng nóng kéo dài ở nhiều nơi. Nắng nóng đã “thiêu đốt” nhiều khu vực trên thế giới. Theo các dữ liệu phân tích của các nhà nghiên cứu, hạn hán đang tác động đến châu u ở quy mô lớn hơn trước đây. Trong vài năm gần đây, châu u đã trải qua mùa hè nóng kỷ lục.
Nguồn nước tại các quốc gia này đang ngày càng trở nên khan hiếm, các hồ chứa nước tại các quốc gia Địa trung hải như nước Ý đã giảm đến mức thấp nhất, đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Ở nước ta, nhiều khu vực trên cả nước đã hứng chịu nhiều đợt nắng nóng gay gắt, đặc biệt là các đợt nắng nóng ở khu vực miền Trung, tây Nguyên và miền Bắc. Tình trạng nắng nóng kéo dài cộng với mất điện đã khiến cho cuộc sống người dân bị đảo lộn.
1.3. Bão lũ, mưa lớn kéo dài
Theo số liệu nghiên cứu trên tạp chí Nature có đến 1,81 tỷ người trên thế giới đối mặt với nguy cơ bị ngập lụt. Trong đó các quốc gia có đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi dày đặc có tỷ lệ rủi ro cao hơn.
Mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất, gây thiệt hại tính mạng nhà cửa, hệ thống giao thông.
2. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng như thế nào?
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng bão lũ đã dẫn đến sự mất cân bằng về nước, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của người dân.
2.1. Thế giới thiệt hại hàng tỷ USD do ảnh hưởng từ thời tiết cực đoan
Các chuyên gia ước tính hơn 60% thiệt hại kinh tế có liên quan đến thời tiết. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đang chật vật với tình trạng thời tiết cực đoan. Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), các hiện tượng thời tiết cực đoan trong giai đoạn 1970 – 2021 đã làm cho nền kinh tế toàn cầu bị thiệt hại khoảng 4.300 tỷ đồng và khiến hơn 2 triệu người thiệt mạng.
Gần đây, trong năm 2022, các hiện tượng thời tiết cực đoan khiến Mỹ thiệt hại 165 tỷ USD. Một ví dụ điển hình là ngày 26.06.2020 hơn 5.000 chuyến bay trên khắp quốc gia này bị trì hoãn do những cơn bão mạnh.
Tại Nam Phi, tháng 4.2022 ghi nhận trận lũ lịch sử lớn nhất 60 năm qua, trận lũ đã tàn phá thành phố cảng Durban, tàn phá cơ sở hạ tầng, thiệt hại hàng trăm triệu USD và khiến ít nhất 306 người thiệt mạng.
2.2. Cơ sở hạ tầng, giao thông bị ảnh hưởng
Tình trạng bão lũ mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giao thông. Nước ngấm vào đường gây sụt lún, nứt mặt đường, cản trở các phương tiện giao thông di chuyển.
Không chỉ có mưa bão, hạn hán cũng gây ảnh hưởng đến giao thông. Sông Po – con sông dài nhất nước Ý cũng là là tuyến đường giao thông quan trọng của nước này giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp hiện đang dần trở nên khô cạn nhất trong 70 năm qua. Tình trạng này cũng diễn ra tương tư với nước Đức khi mực nước trên sông Rhine đang xuống thấp đến nỗi làm gián động hoạt động giao thương qua lại của tàu thuyền.
Các con sông khô cạn không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng hóa, tưới tiêu nông nghiệp mà còn gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy thủy điện.
2.3. Đe dọa an ninh lương thực thế giới
Nhiệt độ Trái Đất tăng cao bất thường và kéo dài đã tác động đáng kể đến mùa vụ với các loại lương thực như gạo, lúa, ngô và các loại cây trồng khác. Ở Thái Lan, tác động của hiện tượng biến đổi thời tiết El Nino đã gây sụt giảm sản lượng lúa gạo của quốc gia này khoảng 6%. Tại Philippines, sản lượng gạo địa phương giảm khoảng 1,8% .
Hiện tượng gạo tồn kho trên toàn cầu dự kiến giảm ở mức thấp nhất trong 6 năm qua, điều này kéo theo giá gạo trên thế giới tăng cao. Giá lương thực tăng vọt gây ảnh hưởng nặng nề đến các nước đang phát triển và kéo theo vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng của người dân.
Có thể thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan càng diễn ra nhiều hơn và khắc nghiệt hơn. Để khắc phục tình trạng này, một số giải pháp được đưa ra như hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, không phá rừng, giữ gìn vệ sinh công cộng, vứt rác đúng nơi quy định, bảo vệ môi trường.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!