Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Tư vấn thực hiện giấy phép môi trường tại Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh thuộc trung tâm châu thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa sông Tiền – sông Hậu, kinh tế chủ đạo là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên để cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, hiện nay các hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường buộc phải thực hiện giấy phép môi trường theo quy định. Vậy để thực hiện giấy phép môi trường ở Vĩnh Long cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Quy trình thực hiện ra sao?

Tư vấn thực hiện giấy phép môi trường tại Vĩnh Long
Tư vấn thực hiện giấy phép môi trường tại Vĩnh Long (Ảnh minh họa)

Giấy phép môi trường theo Luật BVMT 2020

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Kể từ khi Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành, giấy phép môi trường là hồ sơ thay thế cho các loại giấy phép môi trường thành phần trước đây như: giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, giấy phép xả khí thải công nghiệp, v.v…

Như vậy trong trường hợp nếu như giấy phép thành phần trước kia đã hết hạn thì doanh nghiệp phải làm hồ sơ xin giấy phép môi trường.

Đối tượng thực hiện giấy phép môi trường

Căn cứ vào Điều 39, Luật BVMT 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:

Dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh bụi, khí thải, nước thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Dự án đầu tư hoạt động trước ngày 01.02.2022 có tiêu chí về môi trường như như đối tượng quy định tại Khoản 1 điều này.

Thủ tục, hồ sơ thực hiện giấy phép môi trường

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT 2020, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép môi trường bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cũng cần chuẩn bị thêm các hồ sơ pháp lý có liên quan khác như:

  • Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy đăng ký kinh doanh;
  • Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Giấy tờ đất hoặc bản sao hợp đồng thuê đất;
  • Biên bản nghiệm thu, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường của dự án;
  • Sơ đồ vị trí lấy mẫu của chương trình quan trắc.
  • Và các giấy tờ pháp lý liên quan khác.
Đối tượng cần đề nghị cấp giấy phép môi trường
Đối tượng cần đề nghị cấp giấy phép môi trường (Ảnh minh họa)

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường

Theo Điều 41, Luật BVMT 2020, thẩm quyền cấp GPMT được quy định như sau:

Bộ TNMT cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

UBND cấp Tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:

  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;
  • Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
  • Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

UBND cấp Huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Quy trình nộp hồ sơ xin giấy phép môi trường tại Vĩnh Long

Quy trình nộp hồ sơ xin cấp GPMT được thực hiện như sau:

– Bước 1: Chủ đầu tư dự án nộp hồ sơ xin cấp GPMT cho cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT;

– Bước 2: Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT tiến hành công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT, gửi văn bản tham vấn ý kiến đến các cơ quan quản lý có liên quan.

– Bước 3: Tổ chức thẩm định cấp GPMT

Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ thẩm định cấp GPMT hoặc tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư tùy vào tính chất của mỗi dự án.

– Bước 4: Căn cứ vào kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT sẽ xem xét, cập GPMT cho chủ đầu tư dự án.

hồ sơ giấy phép môi trường
Quyển báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Dịch vụ tư vấn thực hiện hồ sơ môi trường trọn gói, giá tốt

Công ty Môi trường Hợp Nhất là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong tư vấn hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Khi thực hiện giấy phép môi trường tại Hợp Nhất, Quý Khách sẽ được đồng hành, hỗ trợ sát cánh, tư vấn tận tình. Ngay từ giai đoạn đầu tiên của dự án, Hợp Nhất sẽ phối hợp với chủ đầu tư để tổng hợp các loại hồ sơ môi trường cần thiết, khảo sát, đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp cho dự án nhằm đảm bảo giấy phép môi trường được thực hiện theo đúng tiến độ.

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện giấy phép môi trường ở Vĩnh Long hoặc tư vấn làm hồ sơ môi trường ở các địa phương khác, có thể liên hệ tư vấn hồ sơ môi trường qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn tận tình.

Tài liệu tham khảo (Reference material)

Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo các nguồn sau:

  • Luật BVMT 2020
  • Tài liệu Bộ phận Kinh doanh – Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
  • Tổng hợp.

Bộ phận Truyền thông & Marketing

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!