Theo Điều 31, Luật BVMT 2020, đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Dưới đây là quy trình các bước lập báo cáo ĐTM do công ty chuyên tư vấn hồ sơ môi trường – Hợp Nhất thực hiện, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Các bước lập báo cáo ĐTM
Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Dưới đây là quy trình các bước lập hồ sơ này:
Bước 1: Thu thập tài liệu, các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án
Đây là bước đầu tiên trong quy trình thực hiện báo cáo ĐTM. Sau khi tiếp nhận thông tin của doanh nghiệp, các chuyên viên của Hợp Nhất sẽ thu thập tài liệu và các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án như: giấy phép kinh doanh, bản vẽ tổng thể và chi tiết mặt bằng dự án, bản vẽ các hệ thống thoát nước, v.v…
Bước 2: Khảo sát thực tế dự án
Khảo sát điều kiện tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng và đặc điểm kinh tế, xã hội của khuvuwjc xây dựng dự án.
Các thông số cần khảo sát gồm:
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất, khí hậu, khí tượng, chế độ thủy văn.
- Đặc điểm kinh tế xã hội: dân cư – xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch.
- Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất, nước mặt, nước ngầm, ven biển, động thực vật.
- Hạ tầng cơ sở và dịch vụ: giao thông, điện, nước, dịch vụ, thương mại.
- Hiện trạng chất lượng môi trường: chất lượng không khí, nước mặt, nước ven bờ, nước ngầm, đất, bùn đáy, tiếng ồn.
Bước 3: Tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư
Bước tiếp theo là tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án.
Theo Khoản 1, Điều 33, Luật BVMT 2020, đối tượng được tham vấn bao gồm:
- Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;
- Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.
Và theo Khoản 3, Điều 33, Luật BVMT 2020, nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Vị trí thực hiện dự án đầu tư;
- Tác động môi trường của dự án đầu tư;
- Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.
Bước 4: Lập báo cáo ĐTM
Sau khi nhận đầy đủ thông tin, dữ liệu liên quan các chuyên viên tư vấn sẽ tiến hành viết báo cáo
Trong nội dung báo cáo có đề cập đến các thông tin như: Xác định các nguồn gây ô nhiễm
Nguồn tác động có phát sinh chất thải
- Giai đoạn thi công: sinh khối, bụi, nước thải sinh hoạt, CTR sinh hoạt, chất thải sinh hoạt, dầu mỡ.
- Giai đoạn khai thác và vận hành: bụi, mùi hôi, nước thải sinh hoạt, sản xuất, CTR sinh hoạt, bùn dư hay CTNH.
Nguồn tác động không phát sinh chất thải
- Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng: tranh chấp giữa người dân với chủ dự án,…
- Giai đoạn thi công xây dựng: bom mìn, tiếng ồn, ngập úng, cản trở giao thông, tai nạn lao động,…
- Giai đoạn khai thác và vận hành: tiếng ồn, độ rung,…
Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường
Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm là một trong các bước lập báo cáo đtm tương ứng với từng kế hoạch, phù hợp với từng vị trí và đặc điểm tác động. Đồng thời phải nêu rõ ưu/nhược điểm, mức độ khả thi, hiệu suất xử lý trong từng biện pháp xử lý.
Quyển báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bước 5: Nộp báo cáo
Sau khi viết xong báo cáo thì Hợp Nhất sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt báo cáo ĐTM. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ sẽ chỉnh sửa theo những yêu cầu của cơ quan thẩm quyền. Trường hợp đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận gửi hồ sơ lên cơ quan có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt.
Bước 6: Thành lập hội đồng thẩm định
Theo Khoản 3, Điều 34, Luật BVMT 2020, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
- Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là 07 thành viên; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đến từng thành viên hội đồng;
- Hội đồng thẩm định, phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên, là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực khác có liên quan đến dự án đầu tư và có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 03 năm nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 02 năm nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương;
Bước 7: Tiếp nhận, sửa chữa, bổ sung nội dung báo cáo
Tiếp theo, đơn vị tư vấn sẽ chỉnh sửa, bổ sung nội dung báo cáo theo biên bản họp hội đồng và ý kiến của hội đồng thẩm định dự án.
Bước 8: Nộp bổ sung sau sửa chữa và chờ cơ quan phê duyệt và cấp quyết định
Cuối cùng là nộp bổ sung sau khi sửa chữa, chờ cơ quan phê duyệt và cấp quyết định ĐTM.
Trên đây là một số thông tin về quy trình các bước lập báo cáo ĐTM. Đối với mỗi loại hồ sơ môi trường sẽ có quy trình thực hiện khác nhau. Để biết rõ hơn về quy trình thực hiện hồ sơ môi trường cho dự án của mình, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938 857 768 sẽ được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!