HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Bảo vệ môi trường dự án khai thác khoáng sản

Nhu cầu khai thác và chế biến khoáng sản ngày càng nhiều ở quy mô vừa và lớn khác nhau. Bất chấp các quy định của pháp luật trong việc khai thác phải đi kèm với tiêu chí môi trường, bảo vệ tài nguyên và hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả xấu đến môi trường. Vì những hệ lụy gây ra, các mỏ khai thác bắt buộc phải tuân thủ các hoạt động BVMT như lập ĐTM, giấy phép môi trường, thiết kế hệ thống xử lý chất thải, áp dụng công nghệ hiện đại tránh phát thải ô nhiễm. Một số điểm đáng chú ý trong bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản cần chú ý điều gì?

Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

1. Các vấn đề môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản

  • Khai thác, sử dụng quá mức làm tăng nguy cơ mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, bụi, khí, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
  • Làm ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận nước, làm suy giảm chất lượng không khí (khí độc hại, tro bụi,…).
  • Tài nguyên khoáng sản đối mặt với các nguy cơ như giảm trữ lượng khoáng sản, tàn phá môi trường và phá hủy hệ sinh thái, đa dạng sinh học.

Chủ dự án khai thác, chế biến khoáng sản phải có phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường với các nội dung như:

  • Thực hiện giải pháp xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định.
  • Thực hiện biện pháp phòng ngừa, hạn chế phát tán bụi, khí thải, tác động xấu đến môi trường.
  • Thực hiện biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Luật môi trường và Luật khoáng sản.
  • Ký quỹ BVMT.
  • Khoáng sản có tính độc hại cần lưu giữ, vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện được che chắn đảm bảo không rò rỉ, phát tán ra môi trường.
  • Khi sử dụng máy móc, thiết bị tác động xấu đến môi trường, hóa chất trong thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ, chế biến khoáng sản phải thực hiện đánh giá môi trường, khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp GPMT.
  • Chính phủ sẽ quy định việc lập, thẩm định phương án cải tạo, môi trường đối với hoạt động khai thác, quy định về BVMT trong vận hành thử nghiệm, quản lý chất thải, quan trắc môi trường đối với việc thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải

2. Hồ sơ môi trường dự án khai thác khoáng sản

Các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép về khai thác khoáng sản của Bộ TNMT (thuộc dự án đầu tư Nhóm I). Hoặc dự án làm giàu, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại, chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại xác định theo Phụ Lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

  • Quy mô lớn: từ 200.000 tấn quặng làm nguyên liệu đầu vào/năm trở lên
  • Quy mô trung bình: dưới 200.000 tấn quặng làm nguyên liệu đầu vào/năm

Như vậy nếu dự án khai thác, chế biến khoáng sản thuộc các trường hợp trên sẽ phải thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường tương ứng dưới đây:

2.1. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Xác định đối tượng: Điều 30 của Luật BVMT 2020.

+ Cơ quan thẩm định: Bộ TNMT.

+ Nội dung của báo cáo gồm: Thông tin chung về dự án, phương pháp thực hiện, xác định sự phù hợp quy hoạch, lựa chọn công nghệ hạng mục công trình, đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội – hiện trạng môi trường, thuyết minh dự án, nhận dạng đánh giá tác động, biện pháp xử lý, giảm thiểu vấn đề tiêu cực,…

+ Thực hiện việc thẩm định báo cáo với các loại hồ sơ liên quan thông qua hội đồng thẩm định, lấy ý kiến cộng đồng, chuyên gia, tổ chức.

+ Thời gian thẩm định không quá 45 ngày (áp dụng với dự án nhóm I).

Lập báo cáo đánh giá tác động môi tường
Lập báo cáo đánh giá tác động môi tường

2.2. Cấp giấy phép môi trường

+ Xác định đối tượng: Điều 39 của Luật BVMT 2020.

+ Nội dung giấy phép: thông tin chung dự án, nội dung cấp GPMT, yêu cầu BVMT và thời hạn của giấy phép.

+ Thời hạn của giấy phép với dự án đầu tư Nhóm I là 7 năm.

+ Cơ quan cấp GPMT là Bộ TNMT.

3. Quy định cải tạo, phục hồi môi trường dự án khai thác khoáng sản

  • Chủ đầu tư lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình lập ĐTM và thẩm định đồng thời với cáo cáo ĐTM.
  • Cơ sở thuộc đối tượng cấp GPMT thì lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường với phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
  • Cơ sở thuộc đối tượng cấp GPMT có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường với phương án đã phê duyệt thì lập hồ sơ đề nghị cấp GPMT, trong đó có kèm theo nội dung thay đổi.
Thực hiện giấy phép môi trường
Thực hiện giấy phép môi trường

3.1. Quy định về đề nghị thẩm định

  • Văn bản đề nghị thẩm định.
  • Xây dựng văn bản phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
  • Bản sao báo cáo ĐTM hoặc kế hoạch BVMT, cam kết BVMT hoặc bản đăng ký tiêu chuẩn môi trường, đề án BVMT đơn giản, đề án BVMT chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận.

3.2. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

  • Sự phù hợp về nội dung của phương án với quy định hiện hành.
  • Sự phù hợp phương án với yêu cầu BVMT, quy hoạch quốc gia, tỉnh, sử dụng đất có liên quan.
  • Sự phù hợp của nội dung, kinh phí, tính chính xác, khối lượng, dự toán chi phí và tính phù hợp của phương thức ký quỹ.

Theo luật BVMT 2020 cùng với luật định mới, dự án khai thác khoáng sản phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ pháp lý đầy đủ, chấp hành trách nhiệm đối với việc BVMT trong khai thác, chế biến. Một trong những nhu cầu hiện nay là chủ dự án cần triển khai thực hiện hồ sơ trước khi đưa dự án đi vào hoạt động chính thức.

Nếu Anh/Chị đang có nhu cầu thực hiện hồ sơ môi trường, hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn thêm nhiều thông tin chi tiết hơn.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!