Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Thực hiện báo cáo giám sát môi trường bệnh viện

Dựa theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, báo cáo giám sát môi trường bệnh viện là quá trình báo cáo số liệu, thông tư và nêu ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường cho các cơ quan quản lý môi trường.

Khi nhu cầu khám và chữa bệnh của xã hội ngày càng tăng thì số lượng phòng khám, bệnh viện cũng tăng lên đáng kể. Tùy theo quy mô, tính chất và cùng mức độ ảnh hưởng môi trường của từng cơ sở khám, chữa bệnh thì cần lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường (báo cáo giám sát định kỳ).

Báo cáo giám sát môi trường bệnh viện
(Hình: Thực hiện báo cáo kết quả quan trắc bệnh viện)

Vậy nội dung báo cáo giám sát môi trường bệnh viện là gì?

Đối tượng cần lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho bệnh viện

  • Căn cứ theo Thông tư 43, đối tượng phải lập báo cáo quan trắc môi trường được quy định bắt buộc đối với các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám, cơ sở xét nghiệm y khoa, nha khoa.

Căn cứ pháp lý lập báo cáo

  • Căn cứ Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT quy định về báo cáo hiện trạng và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
  • Căn xứ Thông tư số 31/2013/TT-BYT quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh đến chữa bệnh của bệnh viện.

Vì sao phải lập báo cáo giám sát môi trường bệnh viện?

  • Việc thực hiện quan trắc môi trường trở thành công cụ giúp các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế có thể phát hiện và dự báo được các nguồn ô nhiễm để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như đưa ra cách xử lý nước thải, xử lý khí thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
  • Hệ thống thông tin giúp các bệnh viện, phòng khám theo dõi trực tiếp số liệu về môi trường của mình trong quá trình hoạt động.

Nhờ các thông số và thông tin này mà các bệnh viện, phòng khám có thể xem xét đầu tư và nâng cao chất lượng môi trường.

Thời gian lập báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện

  • Thời gian gửi báo cáo lần 1 bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 10/7
  • Thời gian gửi báo cáo lần 2 trước ngày 10/1 của năm kế tiếp

Tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện

Các cơ sở khám chữa bệnh phải tiến hành quan trắc CTR y tế, nước thải y tế, khí thải lò đốt CTR y tế định kỳ 3 tháng/lần

Tiến hành quan trắc môi trường không khí xung quanh với tần suất 6 tháng/lần.

Nội dung báo cáo giám sát môi trường bệnh viện

  • Quan trắc chất thải rắn
  • Quan trắc nước thải
  • Quan trắc môi trường không khí và khí thải của bệnh viện
  • Quan trắc môi trường không khí xung quanh tại bệnh viện

Xử phạt đối với hành vi không lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho bệnh viện

  • Đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện bị xử phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng
  • Các đối tượng thuộc thẩm quyền của Sở TN & MT hoặc ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế bị xử phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng
  • Các đối tượng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền bị xử phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng
  • Đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ TN & MT, các Bộ và cơ quan ngang Bộ sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng
  • Bảng đăng ký tiêu chuẩn môi trường và hồ sơ môi trường tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ TN & MT, các Bộ và cơ quan ngang Bộ.

Cơ quan tiếp nhận báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho bệnh viện

  • Sở Tài nguyên và Môi trường: đối với trường hợp thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường: đối với đối tượng thực hiện cam kết bảo vệ môi trường trước khi hoạt động hoặc đề án bảo vệ môi trường đã được Phòng TN & MT thẩm định qua.
Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty môi trường Hợp Nhất)

Nếu có bất kỳ thắc mắc và nhu cầu nào về lập hồ sơ môi trường hay lập báo cáo quan trắc môi trường, quý công ty hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!