Lập giấy phép môi trường cấp huyện

Dựa theo Luật BVMT 2020 thì giấy phép môi trường cấp huyện được quy định với dự án tại Điều 39 của Luật này, chỉ trừ các trường hợp do Bộ TNMT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp GPMT. Đối với những trường hợp GPMT do các cơ quan Nhà nước khác cấp bạn có thể tìm hiểu qua Điều 41 của Luật BVMT.

Còn đối với trường hợp, giấy phép môi trường 2022 do UBND cấp huyện cấp sẽ áp dụng với dự án đầu tư thuộc Nhóm I, II, III và dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tập trung, CCN hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Giấy phép môi trường cấp huyện

1. Đối với GPMT cấp huyện cho dự án hoạt động

Những dự án mới đầu tư, cơ sở sản xuất, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì giấy phép môi trường cấp huyện sẽ áp dụng cho những dự án dưới đây:

1.1. Dự án có nguy cơ tác động đến môi trường ở mức cao (Nhóm I)

  • Dự án có quy mô, công suất trung bình thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có yếu tố nhạy cảm môi trường; dự án có quy mô, công suất lớn không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng có yếu tố nhạy cảm môi trường.
  • Dự án quy mô lớn hoặc trung bình, có yếu tố nhạy cảm môi trường sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển.
  • Dự án có quy mô, công suất lớn hoặc trung bình, có yếu tố nhạy cảm môi trường yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Dự án có quy mô, công suất trung bình, có yếu tố nhạy cảm môi trường khai thác khoáng sản, tài nguyên nước.
  • Dự án có quy mô lớn yêu cầu di dân, tái định cư.

1.2. Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (Nhóm II)

  • Dự án có quy mô, công suất trung bình thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
  • Dự án có quy mô, công suất nhỏ thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có yếu tố nhạy cảm môi trường; dự án có quy mô, công suất trung bình không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng có yếu tố nhạy cảm môi trường
  • Dự án quy mô trung bình hoặc nhỏ, có yếu tố nhạy cảm môi trường sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển
  • Dự án có quy mô, công suất nhỏ, có yếu tố nhạy cảm môi trường yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
  • Dự án có quy mô, công suất trung bình hoặc nhỏ, có yếu tố nhạy cảm môi trường khai thác khoáng sản, tài nguyên nước
  • Dự án có quy mô trung bình yêu cầu di dân, tái định cư.
Đối tượng thực hiện giấy phép môi trường
Đối tượng thực hiện giấy phép môi trường

1.3. Dự án có nguy cơ tác động đến môi trường (nhóm III)

  • Dự án có quy mô, công suất nhỏ thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
  • Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải được xử lý hoặc phát sinh CTNH được quản lý theo quy định

Yếu tố nhạy cảm môi trường của các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được xác định theo Khoản 2 Điều 28 của Luật BVMT 2020.

2. Đối với GPMT cấp huyện cho dự án đã đi vào hoạt động

Đối với dự án hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sẽ tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT để đảm bảo thời gian cấp GPMT sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp huyện.

Trên đây là những thông tin liên quan đến GPMT áp dụng cho nhiều dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện.

Nếu bạn cần tư vấn thủ tục hồ sơ liên quan đến các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938 857 768, các chuyên gia sẽ hỗ trợ nhanh chóng.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!