Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Thông tư 10-2021 về quan trắc tự động

Với những thay đổi mới trong việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục trong Thông tư 10/2021/TT-BTNMT so với Thông tư 24 không có gì trở ngại đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với dự án thuộc đối tượng lắp đặt trạm quan trắc cần theo dõi và tìm hiểu những thay đổi quan trọng liên quan đến dự án.

Trạm quan trắc môi trường tự động có vai trò gì?

Quan trắc môi trường liên quan đến hoạt động lắp đặt trạm quan trắc tự động. Vì những lợi ích thiết thực mà việc thiết kế trạm quan trắc ngày càng cấp thiết và quan trọng hơn đối với nhiều nguồn thải lớn. Quan trắc tự động là quá trình cung cấp thông tin, số liệu định kỳ, liên tục để cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát nguồn thải cũng như kiểm soát tốt những ảnh hưởng xấu.

Hiện đại hóa đất nước cùng với các kỹ thuật tự động hóa tạo điều kiện lắp đặt hệ thống hoạt động hiệu quả, kiểm soát tốt mọi nguồn thải và giảm tối đa sức lao động của người vận hành hệ thống. Mặc dù chi phí lắp đặt hệ thống khá cao nhưng ngược lại nó lại mang đến nhiều vai trò to lớn đối với doanh nghiệp vừa tuân thủ quy định môi trường, vừa tiết kiệm thời gian và tránh bị cơ quan nhà nước xử phạt vi phạm hành chính vì xả thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật.

Quy định mới trong Thông tư 10/2021/TT-BTNMT

Theo quy định của Thông tư 24/2017/TT-BTNMT còn bộc lộ nhiều vấn đề còn hạn chế như:

  • Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích môi trường chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế áp dụng
  • Chưa quy định rõ ràng đặc tính kỹ thuật đối với trạm quan trắc không khí xung quanh và chất lượng nước mặt tự động, liên tục
  • Thiết bị quan trắc nước thải, khí thải vẫn còn một số vướng mắc, chưa phù hợp với thực tế

Chính vì thế, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ra đời đã đáp ứng yêu cầu cơ bản cũng như đặc tính kỹ thuật của trạm quan trắc chất lượng nước mặt, chất lượng không khí xung quanh tự động, liên tục (Điều 26,29 của Chương VI). Theo đó, các thông số quan trắc cũng được quy định rõ ràng như nhiệt độ, pH, DO, TSS, COD (nước mặt); O3, NO2, SO2, CO (không khí xung quanh).

Thông tư 10-2021 về quan trắc tự động

Hệ thống quan trắc tự động, liên tục

Nhiều cơ sở, doanh nghiệp không nắm rõ kỹ thuật quan trắc tự động, liên tục. Do đó, bạn có thể tìm hiểu ngay những quy định trong Thông tư 10/2021/TT-BTNMT về các kỹ thuật quan trắc và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.

Theo đó, tại Điều 39 của Thông tư này quy định yêu cầu tối thiểu liên quan đến hệ thống kết nối trực tiếp đến thiết bị đo, phân tích, bộ điều khiển, không kết nối với thiết bị khác, tín hiệu đầu ra dạng số, lưu giữ liên tục ít nhất 60 ngày. Hệ thống cần đảm bảo hiển thị các thông tin liên quan đến thông số, kết quả, đơn vị đo, thời gian, trạng thái của thiết bị và trích xuất dữ liệu tại hệ thống nhận, truyền và hệ thống quản lý dữ liệu từ trạm quan trắc.

Yêu cầu đối với hệ thống quan trắc nước thải – khí thải

  • Có ít nhất 1 khoảng đo được giá trị > 3 lần giá trị giới hạn (trừ thông số nhiệt độ, pH của khí thải và nhiệt độ, lưu lượng, áp suất của khí thải)
  • Camera có khả năng quay ngang, dọc, xem ban đêm đảm bảo rõ ràng đối tượng cần quan sát, ghi lại hình ảnh thực tế
  • Kiểm tra định kỳ hệ thống
  • Thường xuyên bảo trì, kiểm định, hiệu chuẩn, thay thế linh phụ kiện, sửa chữa, thay thế thiết bị đo

Việc thiết kế, lắp đặt trạm quan trắc nước mặt, không khí xung quanh, nước thải, khí thải không hề đơn giản mà đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ đặc tính kỹ thuật từng hệ thống. Nếu có nhu cầu bạn hãy theo dõi những thông tin liên quan đến hoạt động quan trắc của Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất. Hoặc liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!