Các hồ sơ môi trường quan trọng của doanh nghiệp như báo cáo công tác BVMT, báo cáo ĐTM hay giấy phép môi trường thường căn cứ vào đặc tính, loại hình, mức độ ô nhiễm, quy mô, công suất mà xác định đối tượng, thời điểm thực hiện. Và dựa vào những thay đổi về nội dung, hình thức trong các quy định mới như Luật BVMT 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT mà doanh nghiệp triển khai kế hoạch lập HSMT đáp ứng quy định của pháp luật.
Thay đổi của ĐTM trong năm 2022
Năm 2021, Công ty A có lập báo cáo công tác BVMT theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Tuy nhiên, kể từ khi Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành đã có nhiều quy định mới so với Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Như vậy báo cáo ĐTM sẽ có những thay đổi nào trong quy định mới này.
Đối với việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định mới thì dựa vào Điều 66 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo công tác BVMT theo quy định dưới đây:
- Đối với dự án cấp giấy phép môi trường thì thực hiện theo mẫu 05A của Phụ lục VI
- Đối với dự án phải đăng ký môi trường thì thực hiện theo mẫu 05B của phụ lục VI
- Đối với dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thì thực hiện theo mẫu 06 Phụ lục VI
Báo cáo công tác BVMT định kỳ hằng năm tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 và gửi đến cơ quan quản lý nhà nước ngày 05/01 của năm tiếp theo (áp dụng với chủ đầu tư khu công nghiệp) thì thời hạn nộp trước ngày 10/01 của năm tiếp theo.
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường doanh nghiệp
Dự án đầu tư, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp B có quy mô, công suất lớn. Vậy có thuộc trường hợp phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
Dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 54/2021/NĐ-CP có quy định đối với đánh giá sơ bộ bao gồm các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Các đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động có quy định tại Điều 29 của Luật BVMT 2020 bao gồm dự án đầu tư nhóm I. Thời điểm đánh giá sơ bộ thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
Giấy phép môi trường doanh nghiệp
Công ty C hoạt động trong lĩnh vực tái chế, xử lý chất thải nguy hại và đã lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết từ năm 2017 và đã có báo cáo ĐTM được phê duyệt. Vậy Đề án môi trường chi tiết này có còn hiệu lực hay không và có phải lập hồ sơ xin cấp GPMT không?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 171 của Luật BVMT 2020 thì đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt thì tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM để cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép môi trường.
Như vậy, dựa vào Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý, tái chế chất thải nguy hại thì thuộc nhóm dự án I có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Vì thế, công ty phải lập hồ sơ đề nghị cấp GPMT và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Thời gian công ty phải có giấy phép không quá 36 tháng kể từ Luật này có hiệu lực thi hành (điểm d khoản 2 Điều 42 của Luật BVMT 2020) kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực thi hành, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.
Để tìm hiểu chi tiết và đầy đủ hơn về từng loại HSMT quan trọng cho doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!