Những hạn chế về chất lượng và số lượng tài nguyên nước làm kìm hãm sự phát triển của nhiều lĩnh vực kèm với nhiều thách thức khác như suy giảm mực nước, nước biển dâng, đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt và tác động từ biến đổi khí hậu, khai thác sử dụng nước quá mức.
Những thách thức của tài nguyên nước
- An ninh nguồn nước bị chi phối bởi quá trình khai thác thượng nguồn các con sông vì dự án xây dựng công trình thủy điện, vận chuyển nước và xây dựng công trình lấy nước quy mô lớn.
- Tài nguyên nước phân bố không đều làm tăng nguy cơ khan hiếm và thiếu nước theo từng mùa, nhất là mùa khô.
- Khai thác quá mức, ồ ạt càng làm tăng tình trạng thiếu nước, thiếu bền vững khi nhu cầu dùng nước tưới, thủy điện sản xuất năng lượng tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường và chất lượng nước ở hạ lưu.
- Nhiều khu vực đô thị thành phố lớn thường xuyên xảy ra việc sụt lún do khai thác nước chưa được quy hoạch.
- Nguồn nước mặt nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, làng nghề ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
- Nhiều dự án có nhu cầu sử dụng nước lớn nhưng vẫn chưa được cấp phép khai thác nước ngầm, nước mặt.
Những giải pháp đối với tài nguyên nước
Thay đổi trong nhận thức, tư duy
Những nhận thức của con người đối với tài nguyên nước vẫn chưa cao. Các hệ thống tự nhiên có khả năng thích ứng với sự thay đổi ở mức độ nhất định với kiến thức và công nghệ hiện có.
Sự thay đổi về khí hậu có thể thay đổi các điều kiện thủy văn và nhu cầu nước trong tương lai. Nhiều bằng chứng cho thấy hiện xảy ra nhiều biến động hơn, lũ lụt, hạn hán thường xuyên với cường độ và thời gian lớn hơn.
Trong khi đó nhu cầu về nông nghiệp, sản xuất năng lượng nói riêng sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, phát triển công nghệ và đô thị hóa.
Điều này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về biện pháp tăng cường sự thích nghi từng khu vực như cấu trúc lưu trữ nước, nhu cầu sử dụng nước ngầm, nước mặt, thu gom và tái sử dụng nước thải kết hợp cùng nhiều hệ thống xử lý nước linh hoạt, hiệu quả hơn.
Cần sự nỗ lực nhiều hơn để duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên nước với mức độ đáng tin cậy, chất lượng và giảm áp lực đến môi trường hơn.
Tác động từ thiên tai
Nhiều chất ô nhiễm kết hợp cùng với nhau tạo ra chất ô nhiễm phức tạp ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hệ sinh thái, gây ra những tổn thất nghiêm trọng giá trị nguồn nước. Các hệ thống nước ngầm rất dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi rất khó và tốn kém.
Lũ lụt cùng các trầm tích có thể giúp tái tạo hệ sinh thái tự nhiên, cung cấp nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ cho thực vật. Đô thị hóa và những thay đổi về sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp kém và quá trình công nghiệp hóa làm thay đổi chế độ chất lượng nước.
So với cách đây 35 năm, lượng nước sử dụng thực tế tăng gấp đôi vì thế mà việc duy trì chất lượng nước trong tự nhiên sẽ không bền vững, nhiều khu vực bị phá hủy bởi lượng nước chảy quá mức. Chính vì những lý do này cần:
- Ứng dụng công nghệ thông tin, ưu tiên sử dụng năng lượng hiệu quả về chi phí (năng lượng mặt trời, gió, vi tảo).
- Hệ thống dự đoán hiệu quả các điều kiện thời tiết và khí hậu đối với khu vực dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu.
- Chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách ứng dụng năng lượng tái tạo sạch hơn.
- Ứng dụng công nghệ khử muối hiệu quả hơn về chi phí và cung cấp nguồn nước an toàn, chất lượng hơn cho khu vực ven biển và đô thị.
- Tiếp cận với công nghệ sinh sinh học, công nghệ tái chế, xử lý nước thải.
Truy cập hosomoitruong.com.vn để cập nhật thêm về tin tức môi trường!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!