Tại thời điểm này, báo cáo quan trắc môi trường mà doanh nghiệp đang cần thực hiện theo những căn cứ pháp lý nào? Cách viết báo cáo và chi phí như thế nào?
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ muốn đi vào hoạt động không thể thiếu giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh hay giấy phép sử dụng đất. Tuy nhiên, một trong những lý do mà bạn thường bỏ qua đó chính là việc lập các loại hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp của mình.
Theo đúng quy định, những HSMT giữ vai trò rất quan trọng vì chúng giúp hợp thức hóa các quá trình sản xuất, tránh bị phạt từ cơ quan của nhà nước. Và một trong số đó phải kể đến báo cáo quan trắc môi trường.
Thông tư 25 quy định về báo cáo quan trắc
Theo Điều 37 của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì các chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải có trách nhiệm lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Đặc biệt trong đó có quy định phải lồng ghép đầy đủ các loại báo cáo về hoạt động công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường, nộp báo cáo quản lý CTR/chất thải nguy hại, tình hình quản lý phế liệu nhập khẩu. Loại báo cáo này chỉ thực hiện với tần suất 1 lần/năm. Chủ dự án phải lưu giữ báo cáo để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu, kiểm tra.
Vậy còn với những doanh nghiệp nằm trong cụm công nghiệp hay nằm ngoài thì có phải thực hiện lập hồ sơ quan trắc môi trường và thời gian có giống như vậy không? Đối với trường hợp này thì tất cả đối tượng trên bắt buộc phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện.
Bên cạnh đó, với những doanh nghiệp đã được phê duyệt báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền cấp tỉnh thì không phải nộp báo cáo quan trắc cho UBND cấp huyện nhưng phải cung cấp báo cáo khi cơ quan thanh, kiểm tra.
Cách viết báo cáo quan trắc môi trường
- Nêu rõ các căn cứ pháp luật và giới thiệu về nhiệm vụ quan trắc định kỳ.
- Giới thiệu về hoạt động sản xuất, kinh doanh, công nghệ và hoạt động phát sinh chất thải.
- Tổng quan về vị trí quan trắc, nêu rõ kiểu/loại quan trắc, các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, địa điểm và vị trí quan trắc.
- Danh mục các thông số, trình bày theo nhóm và thành phần môi trường.
- Trình bày danh mục thiết bị quan trắc, phòng thí nghiệm.
- Các phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển.
- Phương pháp đo tại hiện trường và phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Mô tả về địa điểm quan trắc.
- Các thông tin lấy mẫu.
- Tiến hành nhận xét và đánh giá kết quả quan trắc.
- Phần phụ lục cần nêu rõ tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm tên doanh nghiệp, loại hình chính, diện tích, thực trạng hệ thống xử lý khí thải, tổng khối lượng nước thải và tình trạng lập báo cáo kèm với kết quả quan trắc đợt.
Chi phí lập báo cáo quan trắc có cao không?
Rất nhiều khách hàng liên hệ với Hợp Nhất về các khoản chi phí thực hiện quan trắc có cao không. Chúng tôi xin trả lời tùy vào từng vị trí, cơ sở thực hiện mà báo cáo sẽ phụ thuộc vào số mẫu, thông số, chỉ tiêu cần đo đạc mà chi phí trọn gói sẽ khác nhau. Các khoản phí thường liên quan đến các hoạt động như lấy mẫu, nhân công lấy mẫu, vận chuyển, đo đạc, viết báo cáo, nộp báo cáo lên cơ quan nhà nước.
Trong trường hợp dự án cần quan trắc có phát sinh thêm nhiều thành phần môi trường, mẫu, thông số thì chi phí sẽ tăng theo từng mức độ. Chẳng hạn 1 mẫu khí hoặc 1 mẫu khí nhà xưởng phải đo 5 thông số gồm tiếng ồn, bụi, NO2, SO2, CO; 1 mẫu nước thải gồm 8 thông số gồm pH, BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P, coliform, amoni.
Nếu bạn cần tìm đơn vị tư vấn môi trường để lập báo cáo quan trắc môi trường thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 của Hợp Nhất. Chúng tôi cam kết thực hiện trung thực, đầy đủ trong việc lấy mẫu, phân tích và hoàn chỉnh báo cáo đúng hạn, tuân thủ theo đúng quy định với dịch vụ trọn gói từ việc viết báo cáo và nộp lên cơ quan nhà nước.
Đội ngũ nhân viên của Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ trực tiếp tư vấn nhằm đưa ra những giải pháp cải thiện thích hợp cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, phản hồi và tư vấn thông tin đầy đủ và báo cáo kết quả quan trắc chính xác nhất.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!