HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập hồ sơ môi trường cho cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Các cơ sở giết mổ gia súc có cần lập HSMT? Căn cứ theo quy định nào để thực hiện thủ tục hồ sơ tương ứng? Với những thắc mắc này, dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất xin đưa ra một số kinh nghiệm và thông tin dưới đây!

Tiêu chí quan trọng để lập hồ sơ môi trường cho cơ sở giết mổ

Vì nhu cầu của con người không ngừng gia tăng, các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm mở ra ngày càng nhiều. Bên cạnh những cơ sở nhỏ lẻ, nhiều cơ sở giết mổ mỗi ngày có công suất hàng trăm gia súc, gia cầm trở lên.

Xử lý nước thải lò giết mổ là điều kiện quan trọng để các cơ sở này an tâm hoạt động mà không gây tác động đến chất lượng môi trường. Nước thải giết mổ chứa nhiều thành phần ô nhiễm dễ phân hủy trong thời gian ngắn. Những cơ sở này đòi hỏi phải xây dựng và lắp đặt HTXLNT hoàn chỉnh để giải quyết triệt để các ảnh hưởng trên.

Tuy nhiên, một yêu cầu khác cũng quan trọng chẳng kém là lập HSMT. Nhiều người nghĩ rằng các lò giết mổ thì cần HSMT để làm gì. Hoặc việc lập hồ sơ môi trường cho cơ sở giết mổ chỉ tốn kém thêm nên nhiều cơ sở hoạt động đã lâu mà chưa có bất kỳ loại hồ sơ nào.

Lập hồ sơ môi trường cho cơ sở giết mổ
(Hình: Lập hồ sơ môi trường cho cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm)

Vai trò của ĐTM và kế hoạch BVMT

Theo Quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có công suất từ 200 gia súc/ngày trở lên hoặc từ 3.000 gia cầm/ngày trở lên phải lập báo cáo ĐTM. Còn đối với dự án có công suất từ 50 gia súc/ngày đến dưới 200 gia súc/ngày hoặc từ 500 gia cầm/ngày đến dưới 3.000 gia cầm/ngày thì phải lập kế hoạch BVMT. Tất cả những dự án này phải hoàn tất các thủ tục hồ sơ trên trước khi chuẩn bị xây dựng.

ĐTM hay kế hoạch BVMT là những HSMT không thể thiếu và có vai trò quan trọng cho các cơ sở giết mổ. Bởi lẽ 2 hồ sơ này giúp đánh giá tổng quan, phân tích và đề xuất các giải pháp BVMT tối ưu nhất. Nhờ vậy mà trong quá trình xây dựng, dự án sẽ tránh khỏi những tác động từ các nguồn gây ô nhiễm.

Đối với trường hợp cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng chưa có bất kỳ loại hồ sơ nào thì bắt buộc phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Do đó, cần lưu ý đến điều này để tránh mức xử phạt từ vài chục đến vài trăm triệu đồng từ các cơ quan quản lý.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Từ năm 2021, Doanh nghiệp sẽ phải tiếp cận với khái niệm mới hoàn toàn là Báo cáo công tác BVMT. Nghe có vẻ mới nhưng tên gọi này được chuyển từ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Đồng thời, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT đã quy định các loại báo cáo định kỳ gồm quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc tự động, quản lý CTR sinh hoạt/công nghiệp/CTNH, quản lý nhập khẩu khẩu phế liệu và kết quả giám sát phục hồi môi trường thành Báo cáo công tác BVMT.

Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm sử dụng nguồn nước lớn nên nước thải cũng không hề nhỏ. Vậy các cơ sở này có cần phải thực hiện quan trắc nước thải hay không? Theo đó, các đối tượng dưới đây bắt buộc phải thực hiện quan trắc theo tần suất như sau:

  • Đối với cơ sở có quy mô, công suất thuộc đối tượng lập ĐTM và có tổng khối lượng nước thải từ 20 m3/ngày trở lên thì thực hiện 3 tháng/lần.
  • Đối với cơ sở có quy mô, công suất thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng khối lượng nước thải từ 20 m3/ngày trở lên thì thực hiện 6 tháng/lần.
  • Đối với cơ sở đã đi vào hoạt động có tổng khối lượng nước thải ra môi trường dưới 20 m3/ngày thì được miễn phí quan trắc.
Công ty môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty môi trường Hợp Nhất)

Hiện nay, công ty môi trường Hợp Nhất đã có hơn 7 năm kinh nghiệm trong việc lập nhiều loại HSMT quan trọng cho cơ sở, doanh nghiệp như ĐTM, kế hoạch BVMT, quan trắc môi trường, xin giấy phép xả thải hay sổ chủ nguồn thải. Tất cả dịch vụ của chúng tôi được thực hiện theo quy trình sẵn có, chất lượng và uy tín nhất. Quý KH nếu có bất kỳ nhu cầu nào thì liên hệ ngay hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!