Bạn đã nắm rõ hết vai trò, ý nghĩa và đặc trưng của các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp phải có chưa? Nếu chưa thì hãy cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu qua 4 loại hồ sơ môi trường quan trọng dưới đây!
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho doanh nghiệp
Để hiểu rõ về loại hồ sơ môi trường này, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết hơn những quy định trong nghị định 40/2019/NĐ-CP. Nghị định này bổ sung nhiều nội dung, quy định về số lượng và thời điểm lập, phê duyệt ĐTM. Trong đó, có quy định mỗi dự án chỉ lập 1 báo cáo đánh giá tác động môi trường duy nhất.
Nghị định này cũng quy định lại thẩm quyền thẩm định của báo cáo ĐTM. Cụ thể, Bộ TNMT chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt đối với dự án thuộc Phụ lục III của Nghị định 40, trừ dự án thuộc bí mật của quốc gia.
Vậy ĐTM có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp
- ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng, đảm bảo hỗ trợ phát triển kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường hơn.
- ĐTM giúp quá trình quy hoạch dự án hiệu quả hơn.
- ĐTM giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lâu dài hơn.
- Nhờ ĐTM mà việc sử dụng tài nguyên thận trọng và giảm thiểu tác động xấu đe dọa đến môi trường và sức khỏe con người hơn.
- ĐTM giúp nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chủ dự án trong việc BVMT.
- ĐTM đề xuất nhiều phương án thay thế như công nghệ, địa điểm lắp đặt dự án phù hợp hơn.
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Căn cứ theo Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì tất cả các đối tượng này bắt buộc phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoàn chỉnh để trình lên cơ quan quản lý có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Vậy kế hoạch BVMT giúp:
- Ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
- Giúp phân tích, đánh giá và dự báo ảnh hưởng của môi trường trong giai đoạn dự án xây dựng và hoạt động chính thức.
- Là công cụ tối ưu hóa nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm.
- Đánh giá và xác định nguồn tác động để từ đó có biện pháp hạn chế tác động xấu đến môi trường.
- Hợp thức hóa quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hằng năm
Kể từ năm 2017, báo cáo giám sát môi trường định kỳ có tên gọi mới là báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Đây là loại báo cáo mà doanh nghiệp thực hiện định kỳ hằng năm. Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực hiện quan trắc môi trường nước và không khí theo tần suất nhất định và tổng hợp thành một báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
Và chu kỳ lập báo cáo quan trắc môi trường theo Thông tư 43:
- Dự án có quy mô lớn thuộc đối tượng lập đtm thì hiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 1 năm 4 lần, định kỳ 3 tháng/1 lần.
- Dự án có quy mô vừa và nhỏ thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì lập báo cáo quan trắc định kỳ 1 năm 2 lần, định kỳ 6 tháng 1 lần.
Xin giấy phép xả thải vào nguồn nước
Hiện nay, dịch vụ xin giấy phép xả thải của Hợp Nhất chủ yếu hướng đến đối tượng Khách hàng đang có nhu cầu lập hồ sơ xả thải và không có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý. Hiện nay chúng tôi chuyên lập giấy phép xả thải tại Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hậu Giang,… với thủ tục nhanh chóng và chi phí hợp lý nhất.
Để giấy phép xả thải đã được cấp tuân thủ đúng pháp luật, chủ giấy phép phải:
- Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật trong suốt quá trình xả thải.
- Cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu về hoạt động xả thải vào nguồn nước lên cơ quan chức năng.
- Bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hoạt động xả thải gây ra.
- Thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng, lưu lượng và báo cáo hoạt động xả thải đúng quy định.
Để được hỗ trợ tận tình về các loại hồ sơ môi trường quan trọng cho doanh nghiệp, bạn liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!