Hầu hết nhiều doanh nghiệp thường “ngộ nhận” khi nhận được quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM thì họ không cần thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ mới thực hiện 2/3 nhiệm vụ và còn 1/3 còn lại đó là trách nhiệm của chủ dự án sau khi được phê duyệt ĐTM ngoài việc chấp hành đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Các căn cứ theo luật
Căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường 2014
Sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ dự án có trách nhiệm:
- Điều chỉnh các nội dung đầu tư của dự án để đảm bảo các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu phê duyệt báo cáo ĐTM.
- Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án và giám sát môi trường để đề xuất trong báo cáo ĐTM. Đồng thời niêm yết quá trình thực hiện ĐTM theo hướng dẫn cụ thể của Bộ TNMT.
- Chủ dự án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến tổ chức tiến hành tham vấn, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM và kế hoạch vận hành thử nghiệm hệ thống các công trình xử lý chất thải. Thời gian vận hành thử nghiệm ít nhất 10 ngày làm việc.
- Sau khi vận hành 6 tháng, hoặc dự kiến thời gian vận hành lâu hơn thì chủ dự án phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.
- Chủ dự án lập, phê duyệt và thực hiện dọn vệ sinh lòng hồ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng hồ thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện.
- Chủ dự án thực hiện trữ nước sau khi được phê duyệt ĐTM khi đã được sự chấp thuận và kiểm tra bằng văn bản của cơ quan chức năng.
Căn cứ theo Điều 10 của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT
Trách nhiệm của chủ dự án sau khi được phê duyệt ĐTM thực hiện các vai trò sau:
- Lên kế hoạch quản lý môi trường dựa trên chương trình quản lý và giám sát môi trường đã được phê duyệt báo cáo ĐTM. Trường hợp thay đổi các chương trình quản lý và giám sát môi trường phải cập nhật kế hoạch quản lý và gửi đến UBND cấp xã.
- Gửi kế hoạch quản lý môi trường đến UBND cấp xã nơi tham vấn ý kiến khi tiến hành thực hiện đánh giá tác động môi trường. Mẫu văn bản phải gửi đến UBND cấp xã để niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường nơi thực hiện.
- Phải thông báo trực tiếp kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đến tổ chức tiến hành tham vấn và cơ quan có trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM.
- Tổ chức vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải diễn ra đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm hệ thống. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng ngay việc vận hành và báo cáo kịp thời đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chịu trách nhiệm khắc phục các sự cố môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của nhà nước.
- Đối với trường hợp dự án đầu tư không phù hợp với ngành nghề như trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt thì KKT, KCN, KCX, KCNC, CC, KKD, dịch vụ tập trung không cần lập lại ĐTM.
- Trong trường hợp dự án có thay đổi chủ dự án, chủ dự án có trách nhiệm tiếp tục thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Hiện nay, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2014 (sửa đổi) sắp sửa đổi, ban hành vẫn đang trong thời gian thẩm định. Vì thế sẽ có nhiều sự thay đổi lớn khi bạn cần lập báo cáo ĐTM. Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938 857 768 để được biết thêm thông tin chi tiết.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!