Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Tình hình thực hiện ĐMC và ĐTM tại Việt Nam

Như những thông tin trước mà Hợp Nhất đã giới thiệu đến Quý bạn đọc, chúng tôi đã giới thiệu chi tiết hơn về thực hiện ĐMC và ĐTM (ĐMC là từ viết tắt của Đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM là từ viết tắt của Đánh giá tác động môi trường) với thủ tục, quy trình, thời gian cũng như hồ sơ pháp lý liên quan. Bài viết này, công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ đi sâu phân tích rõ hơn vai trò của ĐMC, ĐTM trong việc quản lý rủi ro cũng như phòng ngừa những hạn chế trong việc khắc phục hậu quả môi trường từ 2 công cụ quan trọng này.

1. Những hạn chế của việc thực hiện ĐMC và ĐTM

Tình hình thực hiện ĐCM và ĐTM ở Việt Nam
(Hình: Tình hình thực hiện ĐMC và ĐTM ở Việt Nam)

1.1. Những hạn chế của ĐMC

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, ĐMC còn mang tính khách quan và mức độ độc lập chưa cao. Trong quá trình quy hoạch mở còn gặp nhiều lỏng lẻo nên dẫn đến dự án được bổ sung và quy hoạch khá dễ dàng, thiếu sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ.

Lý do khiến ĐMC còn gặp nhiều khó khăn: thứ nhất chưa có nhiều tổ chức có năng lực phù hợp cũng như thiếu thông tin khiến công tác thực hiện ĐMC còn gặp nhiều vướng mắc. Thứ hai, thiếu thông tin để nhận diện rủi ro như thông tin về công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào và thiết kế kỹ thuật. Thứ ba, kế hoạch xây dựng còn chồng chéo, thiếu tính lồng ghép và thường xuyên bị điều chỉnh. Do đó mà việc đánh giá những rủi ro vẫn còn nhiều hạn chế.

Không giống như ĐTM, chi phí thực hiện ĐMC được trả bởi ngân sách Nhà nước. Trong đó, định mức để lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội với quy mô 1.000 km2 là 250 triệu đồng. Ngoài ra, phí thực hiện ĐMC rút gọn và ĐMC lồng ghép tương đương với 30% và 65% giá định mức chuẩn nên việc thực hiện ĐMC một cách toàn diện còn gặp nhiều khó khăn.

Đánh giá môi trường chiến lược
Đánh giá môi trường chiến lược

1.2. Những hạn chế của ĐTM

Nhiệm vụ của đánh giá tác động môi trường chủ yếu phân tích những tác động, cung cấp nội dung giúp cơ quan quản lý đưa ra quyết định trong việc triển khai dự án và đề xuất biện pháp phòng ngừa những rủi ro đối với môi trường. Nhưng nhiều doanh nghiệp xem ĐTM như thủ tục hành chính nên thường giao toàn bộ trách nhiệm cho đơn vị tư vấn. Việc nhận diện đầy đủ những tác động chủ yếu phát sinh từ nguyên nhân như thiếu sự liên kết và trao đổi giữa đơn vị thực hiện ĐTM và nhóm thiết kế dự án.

Mặc dù chủ đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về dự án nhưng quá trình hoàn thiện ĐTM còn gặp nhiều khó khăn về việc thiếu thông tin hiện trạng nền (dự án hoạt động xung quanh). Do đó, không thể nhận diện hết những rủi ro môi trường. Hoặc việc quan trắc hiện trạng môi trường nền còn gặp nhiều hạn chế nhưng quy trình lập ĐTM vẫn chưa hoàn chỉnh.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Tham vấn cộng đồng trong thực hiện ĐTM

Tham vấn cộng đồng là giai đoạn không thể thiếu để thực hiện ĐTM, vì điều này làm tăng tính khách quan để xem xét rủi ro môi trường và hạn chế xung đột khi triển khai dự án. Tuy nhiên, việc tổ chứng tham vấn cộng đồng và chuyên gia vẫn chưa nhận được sự đồng tình cũng như vai trò của công chúng nên lộ trình phát triển của dự án chưa hiệu quả.

Mức độ độc lập trong thẩm định ĐTM cũng là một thách thức lớn. Theo quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2014, Bộ TNMT có trách nhiệm thẩm định dự án thuộc thẩm quyền đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án nhạy cảm về môi trường. Đối với ĐTM thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh thuộc trách nhiệm thẩm định của các bộ, ngành địa phương. Vì việc thẩm định ĐTM chưa độc lập và thiếu sự khách quan nên các cơ quan địa phương ưu tiên tăng trưởng GDP hơn là mục tiêu BVMT.

2. Biện pháp hạn chế thực hiện ĐMC và ĐTM tại Việt Nam

2.1. Xây dựng và công bố những dữ liệu môi trường

Vì hiện trạng thiếu thông tin nền về các dự án lân cận nên cơ quan nhà nước cần công bố đầy đủ dữ liệu quan trắc môi trường tại các khu vực. Cần khoanh vùng các khu vực nhạy cảm về sinh thái hoặc chịu quá tải làm cơ sở việc định hướng đầu tư. Nhà nước cũng nên báo cáo ĐMC, ĐTM phê duyệt thông tin cơ sở thực hiện 2 công cụ này nhằm đánh giá rủi ro các quy hoạch hoặc dự án phát triển.

Công ty tư vấn dịch vụ hồ sơ môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất)

2.2. Tăng cường sự tham gia của công chúng đối với thực hiện ĐMC và ĐTM

Cần quan tâm đến việc thực hiện tốt sự tham gia của công chúng. Nên cần công bố dự thảo báo cáo thực hiện ĐMC và ĐTM lấy ý kiến các bên liên quan trước khi dự án được phê duyệt phát triển.

2.3. Quy định về thực hiện đánh giá và quản lý rủi ro đối với một số loại hình dự án đầu tư

Doanh nghiệp cần thực hiện ĐMC và ĐTM trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch quy hoạch phát triển cùng các dự án liên quan. Vì ĐMC, ĐTM chỉ được thực hiện trong giai đoạn đầu của dự án nên cần xem xét việc đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch phòng ngừa các dự án tiềm ẩn nhiều vấn đề nhạy cảm như hóa dầu, hóa chất, năng lượng,…

3. Tài liệu tham khảo (Reference material) 

Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo các nguồn tài liệu sau:

1. Luật Bảo vệ môi trường 2020;

2. Tài liệu Bộ phận Kinh doanh – Công ty Hợp Nhất;

3. Tổng hợp Internet.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!