Tính cần thiết của lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt
Các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường như đánh giá tác động môi trường hay kế hoạch bảo vệ môi trường đều bắt buộc phải lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt.
Quá trình quan trắc môi trường nước mặt tùy thuộc vào từng quy mô, ngành nghề cùng các yếu tố nguồn nước ảnh hưởng đến nguồn nước nhằm mục đích báo cáo môi trường cho cơ quan quản lý môi trường.
Mức phạt khi không thực hiện BCQT
Đối với trường hợp doanh nghiệp là đối tượng cần hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ mà không thực hiện sẽ bị xử phạt căn cứ theo nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ 1.000.000 – 100.000.000 đồng.
Vì sao phải báo cáo quan trắc môi trường nước mặt?
- Giúp đánh giá chất lượng nước mặt tại khu vực, địa phương.
- Giúp đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường nước.
- Giúp đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian và không gian.
- Giúp cảnh báo hiện tượng ô nhiễm nguồn nước.
- Giúp thực hiện đầy đủ công tác quản lý môi trường hiệu quả.
Thời gian và tần suất lập báo cáo quan trắc
Tần suất làm báo cáo giám sát môi trường (báo cáo quan trắc môi trường) nước mặt có quy định như sau:
- Tần suất quan trắc nền tối thiểu 1 tháng/lần
- Tần suất quan trắc trắc động tối thiểu 1 lần/quý
Tùy thuộc vào vị trí chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều hoặc thay đổi về tính chất, vận tốc dòng chảy thì số lần lấy mẫu nước mặt là 2 lần/ngày để có thể đảm bảo đánh giá tổng thể nguồn nước tác động.
Để xác định tần suất quan trắc cần căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý môi trường, mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn nước tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và kỹ thuật.
Lập kế hoạch quan trắc môi trường nước mặt
- Danh sách nguồn nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia
- Danh sách các cá nhân, tổ chức tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường
- Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường
- Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu
- Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
- Chi phí thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
- Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường
Cách xử lý số liệu quan trắc nước mặt
- Cách kiểm tra số liệu: kiểm tra tính hợp lý của số liệu quan trắc và môi trường. việc kiểm tra này sẽ dựa trên hồ sơ theo mẫu có sẵn cùng số liệu theo mẫu QC
- Cách xử lý thống kê: dựa vào lượng mẫu và nội dung báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác phải có thống kê miêu tả tối thiểu gồm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và số liệu vượt chuẩn
- Đánh giá về số liệu: việc đánh giá về số liệu được thực hiện thông qua cơ sở vật chất, phân tích, xử lý, kiểm tra căn cứ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan
Tự lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt có được hay không?
Báo cáo quan trắc môi trường nước mặt mang tính pháp lý mà đại diện là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì thế để viết nội dung báo cáo quan trắc một cách chi tiết và chuyên nghiệp nhất thì phải đòi hỏi người viết báo cáo phải có chuyên môn cao về lĩnh vực chịu trách nhiệm
Các hoạt động lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường phải đòi hỏi phải có chuyên viên và giấy phép phòng thí nghiệm.
Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất
Thay vì doanh nghiệp tốn thời gian trong việc thuê nhân công, nhân sự bên ngoài hoặc thuê phòng thí nghiệm thì nên liên hệ trực tiếp với công ty môi trường Hợp Nhất. Chúng tôi chuyên lập hồ sơ môi trường trong đó có báo cáo quan trắc môi trường cho doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động.
Liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!