Căn cứ pháp lý nào để lập hồ sơ ĐTM (hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường)? Hồ sơ hoàn chỉnh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như thế nào? Thời hạn thẩm định ĐTM trong bao lâu? Nếu không lập báo cáo ĐTM sẽ bị xử phạt ra sao? Hồ sơ phê duyệt ĐTM bao gồm những gì?
Nếu quý khách hàng có kế hoạch triển khai các dự án sản xuất, xây dựng, kinh doanh nhưng còn băn khoăn trong việc thực hiện hồ sơ ĐTM thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất. Dịch vụ lập ĐTM của chúng tôi luôn nhận được sự đánh giá cao từ nhiều khách hàng với thời gian tư vấn và lập báo cáo đánh giá đtm trong thời gian nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
1. Doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ nào để làm hồ sơ ĐTM?
Để thực hiện hồ sơ ĐTM, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ liên quan, bao gồm:
- Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép kinh doanh.
- Giấy phép sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
- Hợp đồng đấu nối/ hoặc biên bản đấu nối nước thải vào khu công nghiệp.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi, tài liệu tương đương/ thuyết minh dự án đầu tư
- Báo cáo khảo sát địa chất xung quanh khu vực dự án hoạt động.
- Bản đề nghị xác nhận đã thực hiện các nội dung báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trước khi dự án đi vào vận hành chính thức.
- Bản sao hồ sơ thiết kế, hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường.
- Bản chính báo cáo hoàn thành nội dung của báo cáo và yêu cầu quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Bản vẽ phân khu chức năng.
- Bản vẽ thoát nước mưa.
- Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh.
- Bản vẽ mặt cắt đứng.
- Các giấy tờ pháp lý khác liên quan đến dự án.
2. Lợi ích của việc lập hồ sơ đtm
- Các vấn đề môi trường được đánh giá tổng thể ngang bằng với các yếu tố kinh tế, xã hội trong việc xây dựng dự án đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Giúp chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư như vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian tối ưu nhất.
- Chủ động phòng tránh và giảm thiểu các tác động xấu mà dự án sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
- Cung cấp nhiều thông tin một cách liên tục, chính xác về các vấn đề môi trường lên cơ quan có thẩm quyền để dự án được xem xét đầu tư theo hướng minh bạch và mang tính bền vững hơn.
- Hạn chế và tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình dự án thực hiện.
3. Thời gian thẩm định và phê duyệt đtm dự án
- Đối với báo cáo đánh giá động môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thời hạn thẩm định tối đa 45 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ đtm hợp lệ. Trong trường hợp dự án phức tạp về các tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là 60 ngày làm việc
- Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thời hạn thẩm định tối đa 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đầy đủ. Trong trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa 45 ngày làm việc.
- Thời hạn phê duyệt đtm tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Xử phạt vi phạm hành chính
- Phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng đối với hành vi không có hồ sơ đtm thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh, các bộ và cơ quan ngang bộ phê duyệt.
- Phạt tiền từ 200 – 250 triệu đồng đối với trường hợp không lập báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Còn khá nhiều nội dung liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường, để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn cụ thể hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!