Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại là gì? Quy định và một số lưu ý khi đăng ký cấp sổ chủ nguồn thải.
Nhằm hạn chế và giảm thiểu các rủi ro mà ô nhiễm gây ra, doanh nghiệp cần hoàn thiện và lập một số loại hồ sơ môi trường liên quan đến chất thải nguy hại, trong đó có lập sổ chủ nguồn thải. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH là gì? Cần áp dụng theo những quy định nào của Pháp luật? Cũng như nhóm ngành nào cần thành lập sổ chủ nguồn thải.
Sổ chủ nguồn thải là gì?
Căn cứ theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong quá trình hoạt động có phát sinh CTNH có định mức theo quy định Pháp luật phải bắt buộc đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Vậy sổ chủ nguồn thải là gì? Sổ chủ nguồn thải là văn bản, giấy tờ có giá trị pháp lý bắt buộc các đối tượng có phát sinh CTNH phải tiến hành đăng ký với cơ quan chuyên ngành để tiến hành cấp giấy phép kinh doanh, vận hành sản xuất.
Đây là nhiệm vụ thiết thực nhằm phát hiện và tìm ra nguồn gốc ô nhiễm, tính chất và nồng độ chất phát sinh ô nhiễm. Đồng thời, đề xuất nhiều phương án khắc phục kịp thời hậu quả từ CTNH bằng các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu, phân loại và vận chuyển, xử lý chất thải hiệu quả nhất.
Các quy định về đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Việc thành lập các loại hồ sơ môi trường nói chung đều bắt buộc dựa trên những văn bản, Nghị định hay Thông tư được Pháp luật ban hành nhằm ràng buộc cơ sở, kinh doanh phải hoàn thiện hồ sơ theo thời gian quy định. Trong đó, thành lập sổ chủ nguồn thải vô cùng quan trọng và dựa theo các quy định căn bản của Pháp luật dưới đây:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định về chất thải nguy hại
Phân loại chất thải nguy hại trong sổ chủ nguồn thải nguy hại
- Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
- Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ
- Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ
- Chất thải từ nhà máy nhiệt điện, cơ sở đốt
- Chất thải từ ngành luyện kim, đúc kim loại hay xi mạ
- Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh
- Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác
- Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng sản phẩm che phủ
- Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
- Chất thải từ ngành thuộc da, chế biến lông và dệt nhuộm
- Chất thải từ ngành xây dựng (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
- Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, xử lý nước thải và nước cất
- Chất thải từ ngành y tế và thú y
- Chất thải từ ngành nông nghiệp
- Chất thải từ thiết bị, bảo dưỡng từ thiết bị giao thông vận tải
- Chất thải hộ gia đình và chất thải từ các nguồn khác
- Dầu thải và chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy
- Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
- Các loại chất thải khác
Không chỉ mạnh về xây dựng và lắp đặt nhiều hệ thống xử lý nước thải khác nhau, công ty môi trường Hợp Nhất tự hào khi trở thành đơn vị dẫn đầu về dịch vụ lập hồ sơ môi trường, lập sổ chủ nguồn thải uy tín – chất lượng được Khách hàng đánh giá cao. Để quản lý chất thải nguy hại cũng như đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn, Quý khách hàng nên lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại nhằm tránh xử phạt từ cơ quan ban ngành.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!