Hiện nay, ngành chăn nuôi lại trở thành con dao hai lưỡi khi vừa tạo ra nhiều tín hiệu tích cực nhưng chính nó lại gây ra nhiều tác hại xấu đối với môi trường. Lập kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi hiện nay đang gặp nhiều thách thức khi mà hình thức tự phát theo hộ gia đình hoặc các cơ sở có quy mô nhỏ chưa thực sự tuân thủ đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường.
1. Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi theo Luật BVMT 2020
Hiện nay theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 thì đã không còn quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường.
Theo khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về văn bản thay thế như sau:
Quyết định phê duyệt bảo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.
Theo đó, kế hoạch bảo vệ môi trường có giá trị tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.
Tuy nhiên không có quy định về suy ngược lại thủ tục, đối tượng phải thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường được thay thế bằng thủ tục nào. Vì thế, các cá nhân có thể tham khảo Luật Bảo vệ môi trường hiện hành để xem dự án của mình có thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hay không.
Đứng trước những nguy hại ấy, luật bảo vệ môi trường ngày càng có những quy định chặt chẽ trong cơ cấu tổ chức và đặc biệt là hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi gia súc gia cầm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.
2. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường gồm những gì?
– Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
– Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng;
– Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường;
– Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
– Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường;
Ngoài ra phải có thêm phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.
2.1. Các điều kiện để lập kế hoạch
- Kế hoạch BVMT giúp doanh nghiệp thực hiện song song các chính sách phát triển kinh tế – xã hội với công tác bảo vệ môi trường
- Kế hoạch BVMT là công cụ đánh giá, dự báo các tác động của dự án đến môi trường nhằm đề xuất các biện pháp, phương án giảm thiểu, hạn chế các tác động xấu đến môi trường
- Kế hoạch bảo vệ môi trường là quá trình hợp thức hóa các hoạt động của ngành chăn nuôi
2.2. Các loại hồ sơ môi trường đối với ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi là loại hình kinh doanh phát sinh nhiều chất thải nguy hại, diễn biến phức tạp và có thể gây ô nhiễm môi tường nặng nề nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải kiêng cố thì chủ doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến việc lập hồ sơ môi trường nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Hiện nay, tùy vào quy mô hoạt động mà các trang trại chăn nuôi cần lập các loại hồ sơ môi trường như:
- Đăng ký môi trường hoặc giấy phép môi trường
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Các loại hồ sơ môi trường khác.
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập hồ sơ môi trường, trong đó có tư vấn miễn phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi có đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm và chuyên môn cao chắc chắn sẽ mang đến khách hàng một dịch vụ tư vấn môi trường uy tín và giá cả hợp lý nhất hiện nay.
Anh/Chị có nhu cầu thực hiện hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp của mình, vui lòng liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 028.38 315 423 – 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn tận tình!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!