Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Vai trò của 3 loại hồ sơ, báo cáo môi trường

Mỗi hồ sơ môi trường có vai trò khác nhau đối với các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý. Đặc biệt khi vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực như môi trường, kinh tế, xã hội, công nghiệp, nông nghiệp,… vì thế doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục môi trường theo quy định. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò của hồ sơ môi trường nhé!

Vai trò của hồ sơ môi trường
Vai trò của hồ sơ môi trường

1. Vai trò của hồ sơ môi trường ban đầu

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và giấy phép môi trường (GPMT) có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án vừa và lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau với mục đích hạn chế đến mức thấp nhất những tác động khi dự án đi vào vận hành chính thức.
  • Hồ sơ môi trường (HSMT) cho phép doanh nghiệp hoạt động giảm thiểu việc tiêu thụ tài nguyên, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm tối đa năng lượng và nâng cao khả năng thiết kế hệ thống, công trình bảo vệ môi trường.
  • Lập ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường được hiện thông qua hoạt động đánh giá, phân tích và dự đoán, giảm thiểu yếu tố khác liên quan đến chất thải, đảm bảo cam kết bảo vệ môi trường, tích hợp biện pháp bảo vệ môi trường đối với dự án trước, trong và sau khi hoạt động.
  • Mục đích của doanh nghiệp đối với các loại hồ sơ này đảm bảo cân bằng nhiều yếu tố môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, xây dựng chương trình giám sát môi trường an toàn, chặt chẽ và hiệu quả.
Vai trò của hồ sơ môi trường
Vai trò của hồ sơ môi trường

Báo công tác bảo vệ môi trường

  • Doanh nghiệp phải thực hiện đồng thời nhiều báo cáo khác nhau gồm báo cáo quan trắc định kỳ, quan trắc tự động, báo cáo quản lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, báo cáo quản lý chất thải nguy hại, báo cáo nhập khẩu phế liệu, báo cáo giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
  • Chủ dự án chỉ lập 1 báo cáo môi trường duy nhất định kỳ theo mẫu gửi đến cơ quan Nhà nước trước ngày 31/12 năm tiếp theo.
  • Nội dung phải đầy đủ số liệu quan trắc, chất thải rắn, chất thải nguy hại, cải tạo, phục hồi khai thác khoáng sản.
  • Hồ sơ môi trường này được lưu giữ tại các cơ quan, là báo cáo được thực hiện một cách đơn giản, cải cách nhiều thủ tục hành chính.
  • Đối với dự án đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường phải có báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Với chủ đầu tư xây dựng kết cấu kỹ thuật KCN thì chế độ báo cáo dựa theo quy định môi trường tại khu công nghiệp.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Vai trò của giấy phép môi trường

  • Thay thế nhiều giấy phép con, áp dụng với dự án khi đi vào vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc trước khi thẩm định cấp giấy phép xây dựng đối với dự án không lập ĐTM.
  • Giấy phép môi trường tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi giảm nhiều thủ tục hành chính, kiểm soát tối đa những rủi ro tác động môi trường, tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với chức năng, mức độ nhạy cảm và khả năng chịu tải của môi trường.
  • GPMT trở thành công cụ mới mang lại nhiều giá trị lớn bắt buộc các dự án, cơ sở có phát sinh chất thải bắt buộc phải có giấy phép.
  • GPMT phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ những tác nhân ô nhiễm, hạn chế phát sinh, yêu cầu quan trắc, giám sát môi trường hiệu quả.
Quy định về giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường

Công ty môi trường Hợp Nhất có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết hồ sơ môi trường theo quy định, am hiểu kiến thức pháp luật sẽ hỗ trợ doanh nghiệp định hướng và giải quyết nhiều sự cố, hạn chế. Hiện Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất là đơn vị chuyên hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp tại nhiều khu vực trên cả nước được nhiều Khách hàng tin tưởng lựa chọn trong việc lập các loại hồ sơ môi trường (ĐTM, lập giấy phép môi trường, lập hồ sơ đăng ký môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường, hồ sơ vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, v.v….).

Nếu bạn cần tư vấn bất kỳ vấn đề nào về các thủ tục môi trường thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 sẽ được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, chính xác và đầy đủ thông tin!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!