Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Trách nhiệm lập giấy phép xả thải của doanh nghiệp

Vì sao lập giấy phép xả thải là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp? Bạn cần làm gì khi chưa có hoặc cần gia hạn hay điều chỉnh GPXT theo đúng quy định?

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ đã kéo theo làm gia tăng lượng xả thải ra ngoài môi trường lớn. Vì thế mà yêu cầu xây dựng hệ thống và xin giấy phép xả thải là điều kiện cần thiết mà doanh nghiệp cần triển khai thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Doanh nghiệp không có giấy phép xả thải thì phải làm gì?

Theo quy định, điều kiện để có giấy phép xả thải là phải có HTXLNT với công suất thiết kế phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật. Như vậy, khi doanh nghiệp đã có hệ thống nhưng vẫn chưa xin giấy phép thì sẽ bị cơ quan nhà nước kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và xử lý tài nguyên nước.

Với trường hợp này, Doanh nghiệp thường lựa chọn phương án hoạt động tránh né các cơ quan môi trường hoặc chấp nhận xử phạt nhiều lần vì mức phạt nằm trong khả năng tài chính của họ. Tuy nhiên, thay vì chịu phạt nhiều lần thì tại sao doanh nghiệp lại không thực hiện xin cấp giấy phép ngay từ khi xây dựng HTXLNT.

Tâm lý của chủ dự án thường ngại tốn kém về chi phí và thời gian triển khai hồ sơ vì sợ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng, lợi ích từ việc lập đầy đủ hồ sơ pháp lý sẽ giúp doanh nghiệp hợp thức hóa các vấn đề phát triển kinh tế, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian và tạo sự tin tưởng đối với khách hàng của mình hơn.

Đối với nguồn thải có lưu lượng lớn thì vai trò của giấy phép lại càng quan trọng. Giấy phép xả thải là công cụ quản lý môi trường hiệu quả vì giám sát và kiểm soát tốt chất lượng nguồn thải đầu vào và đầu ra. Phát hiện và cảnh báo sớm các chỉ tiêu vượt quá ngưỡng cho phép tác động tiêu cực đến nguồn tiếp nhận và môi trường xung quanh.

Trách nhiệm lập giấy phép xả thải của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cần lập – gia hạn và điều chỉnh giấy phép?

Bùng nổ dân số, mở rộng đô thị làm gia tăng tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường. Trong khi đó việc sử dụng và tái sử dụng nước thải trở thành mối quan tâm hàng đầu. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xin giấy phép xả thải vào nguồn nước phù hợp với khối lượng, lưu lượng và đặc trưng ô nhiễm từng nguồn thải.

Trường hợp chưa có giấy phép xả thải

  • Khi dự án chưa có công trình xả thải vào nguồn nước thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
  • Căn cứ theo nội dung báo cáo đtm của dự án với công suất của hệ thống mà tiến hành chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ quan trọng.

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả thải

  • Gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả thải là yêu cầu cũng quan trọng và cần thiết mà doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng với quy định của Nhà nước.
  • Trong thời gian này, doanh nghiệp phải lập báo cáo xả thải vào nguồn nước phù hợp với nội dung giấy phép đã cấp.

Doanh nghiệp cần làm gì để xin giấy phép đúng pháp luật?

Để tránh những rắc rối liên quan đến pháp lý, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến loại hồ sơ này. Thông thường, giấy phép xả thải thường liên quan đến HTXLNT, quy mô, công suất, lĩnh vực hoạt động để hoàn thiện thủ tục hồ sơ nhanh chóng, tiện lợi hơn.

Hiện nay, theo quy định mới, giấy phép xả thải được tích hợp trong cùng GPMT. Để không bị lúng túng cũng như được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp cần tìm đơn vị tư vấn có kinh nghiệm.

Với 8 năm kinh nghiệm, Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường của Hợp Nhất sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng quý KH hoàn thiện giấy phép xả thải nhanh chóng, đầy đủ và chất lượng nhất. Để được tư vấn thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn Miễn Phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!