Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Tổng hợp hồ sơ môi trường theo quy định mới

Theo quy định mới thì các doanh nghiệp phải lập hồ sơ môi trường nào? Bao gồm những loại giấy phép, báo cáo quan trọng nào? Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê một số thủ tục, hồ sơ đối với doanh nghiệp chưa hoặc đã đi vào hoạt động. Cùng hosomoitruong.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết “Tổng hợp hồ sơ môi trường theo quy định mới” ngay dưới đây.

tổng hợp hồ sơ môi trường theo quy định mới

1. Hồ sơ môi trường theo quy định mới

1.1. Với dự án chưa đi vào hoạt động

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho doanh nghiệp.
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường.

1.2. Với dự án đi vào vận hành

  • Về nước thải: sau khi thiết kế hệ thống thì dự án phải có giấy phép xả thải vào nguồn nước, báo cáo tình hình xả thải, Báo cáo quan trắc môi trường nước thải, thiết kế trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục.
  • Về nước cấp: bao gồm giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm, báo cáo tình hình khai thác nước mặt/nước ngầm.
  • Về khí thải: phải thiết kế hệ thống, báo cáo quan trắc môi trường khí thải, lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục.
  • Về chất thải: đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải định kỳ.

Cuối cùng, doanh nghiệp phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường (quy định theo Thông tư 25/2019/NĐ-CP) định kỳ hằng năm. Để hiểu rõ hơn từng loại hồ sơ, bạn có thể tìm hiểu qua một số quy định liên quan dưới đây.

Tổng hợp hồ sơ môi trường theo quy định mới

2. Từng loại hồ sơ môi trường tương ứng với quy định mới nào?

2.1. Quy định mới với ĐTM và Kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Báo cáo ĐTM: đối tượng thuộc cột 3 phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP (cấp Sở) còn dự án thuộc Phụ lục III (cấp Bộ). Mỗi dự án chỉ lập 1 ĐTM duy nhất. Chỉ lập lại khi dự án thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường hoặc dự án không triển khai hoạt động trong vòng 24 tháng.
  • KBM: đối tượng thuộc cột 5 của Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Chỉ lập 1 hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường duy nhất trước khi tiến hành triển khai dự án. Cơ quan xác nhận hồ sơ gồm UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện hoặc Ban quản lý KCN, khu chế xuất.

2.2. Quy định mới với báo cáo quan trắc

  • Gồm quan trắc môi trường nước, không khí, nước thải, khí thải, nước mặt, nước ngầm, đất.
  • Phù hợp với hồ sơ ĐTM, kế hoạch BVMT cùng nhiều HSMT tương đương khác về thời gian, tần suất, thông số, quy trình quan trắc và cách thức trình bày báo cáo trình nộp lên cơ quan thẩm định, phê duyệt.

2.3. Hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải

  • Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khối lượng xả thải trên 5 m3/ngày đêm hoặc nước thải chứa nhiều chất độc hại thì phải xin giấy phép xả thải.
  • Bộ TNMT chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ đối với dự án xả thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên (nuôi trồng thủy sản) hoặc từ 3.000 m3/ngày đêm với hoạt động khác chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ. Còn những trường hợp còn lại do Sở TNMT cấp mới, gia hạn, điều chỉnh giấy phép.

2.4. Hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm

  • Căn cứ theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì việc cấp giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển – kinh tế, quy hoạch tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước, báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước và nhu cầu sử dụng, xả nước thải.
  • Thời hạn giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất tối đa 10 năm, tối thiểu 3 năm. Thời hạn giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất tối đa 15 năm, tối thiểu 5 năm.
  • Cơ quan quản lý, tiếp nhận và thụ lý hồ sơ gồm Bộ TNMT, Sở TNMT, UBND cấp tỉnh.

2.5. Báo cáo quản lý chất thải nguy hại & Sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

  • Hồ sơ được thực hiện theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ký sổ chủ nguồn thải.
  • Sau khi chủ dự án đã có sổ chủ nguồn thải thì phải cập nhật báo cáo quản lý CTNH. Báo cáo này sẽ tích hợp trong Báo cáo công tác BVMT nộp lên cơ quan thẩm định hằng năm 1 lần/năm.

Như đã đề cập ở trên, ngoài các hồ sơ môi trường doanh nghiệp phải có, họ phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường cuối năm theo quy định của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Nếu bạn đang tìm Công ty tư vấn hồ sơ môi trường uy tín và chất lượng nhất thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!