Theo thống kê của Bộ Y tế thì có rất ít cơ sở sản xuất, nhà máy vẫn chưa lập báo cáo quan trắc môi trường lao động mặc dù đã đi vào hoạt động trong thời gian dài. Trong khi đó, các cơ quan môi trường lại tiếp nhận rất ít số liệu từ quan trắc, vẫn còn nhiều thông số chưa đạt yêu cầu.
Khi xu hướng phát triển công nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ kéo theo nhiều cơ hội đầu tư mới, là cơ hội để các cơ sở, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới phát triển. Khi khoa học – kỹ thuật không ngừng được nghiên cứu cải tiến, hiện đại và tiên tiến cùng với sự xuất hiện hàng loạt công nghệ kỹ thuật, thiết bị, phương thức sản xuất mới ra đời.
Mặc dù chúng mang lại những lợi thế quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng lại trở thành nguồn phát sinh thêm nhiều yếu độc hại mới hơn.
Thực trạng lập báo cáo quan trắc môi trường lao động
Thực tế tại nhiều cơ sở định kỳ lập báo cáo quan quan trắc nhưng vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố độc hại và nguy hiểm làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường lẫn sức khỏe người lao động. Những thành phần phải nhắc đến như bức xạ nhiệt, tiếng ồn, ánh sáng, phóng xạ, bụi cùng các yếu tố vi khí hậu.
Những yếu tố có hại phát sinh khi điều kiện môi trường kém như ecgonomy, yếu tố vi sinh, dung môi, chất độc, hóa chất, chất ung thư,… vẫn chưa được đo đạc, phân tích đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan trắc môi trường lao động, thường bỏ qua các yếu tố độc hại.
Ngoài những thành phần cũ, sự xuất hiện thêm nhiều yếu tố nguy hiểm mới không chỉ tạo áp lực đối với doanh nghiệp mà còn khiến việc quan trắc vệ sinh môi trường lao động trở nên khó khăn hơn. Đối với trở ngại này, doanh nghiệp sản xuất cần định kỳ lập báo cáo theo đúng quy định cùng với việc lấy mẫu phân tích, đề xuất biện pháp giảm thiểu tác hại từ các yếu tố nguy hiểm đối với sức khỏe, hạn chế tối đa những tai nạn lao động tại các cơ sở không đảm bảo.
Quy định mới về công tác BVMT
Tại Điều 19 của Thông tư 10/2019/TT-BTNMT thì các yêu cầu về phòng thí nghiệm, công tác BVMT cũng như kế hoạch an toàn lao động thì:
- Đối với phòng thí nghiệm của tổ chức quan trắc phải bố trí theo từng khu vực tách biệt, không gian cần thiết đáp ứng nhu cầu thử nghiệm.
- Chất thải từ phòng thí nghiệm được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đúng cách. Riêng nước thải vì chứa nhiều chất nguy hại nên sẽ được phân loại, lưu giữ theo từng phần riêng biệt để hạn chế các phản ứng hóa học sinh ra chất độc hại.
- Bố trí thiết bị hút khí đối với chất độc hại thoát ra từ hoạt động xử lý mẫu và phân tích.
- Cần xây dựng chương trình, quy định về phòng chống cháy nổ, an toàn lao động tại phòng thí nghiệm cũng như hoạt động quan trắc hiện trường.
- Người quan trắc phải được huấn luyện về an toàn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Tùy theo năng lực từng đơn vị mà cơ sở, doanh nghiệp lựa chọn đơn vị lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Để quá trình thực hiện diễn ra suông sẻ, nhanh chóng và hiệu quả, doanh nghiệp cần tìm kiếm đơn vị có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực tư vấn hồ sơ môi trường.
Công ty lập hồ sơ môi trường Hợp Nhất có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực lập cáo quan trắc môi trường lao động cho nhiều doanh nghiệp khác nhau. Hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn dịch vụ chi tiết hơn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!