HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Thủ tục làm giấy phép xả thải vào nguồn nước

Làm giấy phép xả thải là nhiệm vụ bắt buộc của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định trong Nghị định 201/2013/NĐ-CP. Tất cả dự án có phát sinh nước thải phải tiến hành xin cấp giấy phép hoặc gia hạn, điều chỉnh trong một số trường hợp theo quy định của nhà nước nhằm đảm bảo nước thải sau khi vào nguồn tiếp nhận an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn xả thải. Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất xin chia sẻ những vấn đề này ở phân tích dưới đây!

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

1. Những quy định khi làm giấy phép xả thải

1.1. Làm giấy phép xả thải theo quy định mới

Luật BVMT 2020 có quy định ngoài việc lập báo cáo ĐTM trước khi dự án vận hành chính thức thì chủ dự án phải thực hiện nhiều thủ tục hồ sơ quan trọng khác như lập hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình BVMT, giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Giấy phép xử lý CTNH, sổ đăng ký nguồn thải CTNH, giấy phép xả khí thải công nghiệp, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo đúng quy định.

1.2. Các trường hợp điều chỉnh, cấp lại giấy phép mới

  • Điều chỉnh giấy phép xả thải trong trường hợp nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận, nhu cầu xả thải tăng nhưng chưa có biện pháp xử lý, chuyển đổi chức năng nguồn nước, xảy ra các tình huống khẩn cấp hay điều chỉnh do chủ giấy phép đề nghị.
  • Những trường hợp không được điều chỉnh như nguồn nước tiếp nhận nước thải, lượng xả vượt quá 25% quy định; các thông số, nồng độ chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng trong giấy phép.
  • Trường hợp cấp lại giấy phép mới khi giấy phép bị mất, rách nát, hư hỏng; thay đổi tên chủ giấy phép.

2. Chuẩn bị hồ sơ làm giấy phép xả thải

2.1. Đối với trường hợp hồ sơ cấp giấy phép mới

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước cho dự án.
  • Đề án xả thải vào nguồn nước (kèm quy trình vận hành HTXLNT khi chưa xả thải; báo cáo hiện trạng xả thải).
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn tiếp nhận tại vị trí xả thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích không quá 3 tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ.
  • Sơ đồ vị trí xả thải.

2.3. Đối với trường hợp hồ sơ gia hạn, điều chỉnh

  • Chủ dự án chuẩn bị đơn đề nghị điều chỉnh hay gia hạn giấy phép xả thải vào nguồn nước.
  • Nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả thải phải có kết quả phân tích chất lượng đầy đủ. Thời điểm lấy mẫu phân tích không quá 3 tháng.
  • Báo cáo hiện trạng xả thải. Đối với trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả thải, quy trình vận hành phải có đề án xả thải.
  • Bản sao giấy phép đã cấp.

Gia hạn giấy phép xả thải vào nguồn nước

3.4. Đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp mới

  • Để cấp giấy phép mới thì chủ giấy phép làm đơn đề nghị cấp mới kèm với lý do phù hợp.

4. Các bước về thủ tục làm giấy phép xả thải

4.1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

  • Chủ giấy phép nộp hồ sơ và phí thẩm định theo quy định đến cơ quan tiếp nhận.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận sẽ xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan phải thông báo đến tổ chức, cá nhân hoàn thiện. Trường hợp sau khi bổ sung vẫn không đạt yêu cầu thì cơ quan trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.

4.2. Thẩm định hồ sơ trường hợp gia hạn, điều chỉnh

  • Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận thẩm định báo cáo, nếu cần thiết thì lập hội đồng thẩm định. Khi đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
  • Các cá nhân, tổ chức bổ sung, chỉnh sửa báo cáo theo những nội dung mà cơ quan tiếp nhận thông báo. Thời hạn thẩm định báo cáo sau khi bổ sung là 20 ngày làm việc.

Giấy phép xả thải vào nguồn nước

4.3. Thẩm định hồ sơ khi cấp lại giấy phép mới

  • Trong trường hợp 10 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận thẩm định hồ sơ. Nếu đủ điều kiện thì cơ quan cấp lại giấy phép mới, còn nếu chưa đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

4.4. Thẩm quyền cấp giấy phép xả thải

  • Đối với giấy phép cấp Bộ áp dụng với dự án nuôi trồng thủy sản xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên hoặc lưu lượng xả thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên với các dự án khác.
  • Đối với giấy phép thuộc cấp tỉnh áp dụng với những trường hợp còn lại.

Nếu bạn cần lập hồ sơ xin giấy phép xả thải thì hãy gọi ngay Hotline: 0938.857.768 để Hợp Nhất tư vấn các thủ tục pháp lý, hồ sơ một cách đơn giản, nhanh chóng với chi phí cạnh tranh nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!