Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Tại sao phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường còn được gọi là Báo cáo quan trắc môi trường. Dựa trên những báo cáo được gửi lên, cấp trên sẽ phê duyệt và đưa các dự án đó đi vào hoạt động và vận hành theo từng quan trắc khác nhau. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là sự tích hợp của báo cáo kết quả quan trắc nước thải hay khí thải, báo cáo quản lý chất thải nguy hại… Vậy Tại sao phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Tại sao phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

1. Cần phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường khi nào?

Mỗi doanh nghiệp sẽ được chia từng giai đoạn quan trắc khác nhau. Ví dụ có dự án phải quan trắc ngay trong giai đoạn đầu tiên (trường hợp này xảy ra khi đó là các dự án xây dựng), hoặc quan trắc ở giai đoạn giữa – giai đoạn vận hành (trường hợp này dành cho dự án không có các dự án xây dựng)… và dĩ nhiên là khi ở giai đoạn quan trắc nào thì cũng phải thực hiện theo đúng nội dung đã được hoạch định từ đầu nhằm đúng vị trí và các thông số theo yêu cầu.

  • Quan trắc môi trường được thực hiện theo hình thức lấy mẫu để thử nghiệm và kiểm soát mức độ ô nhiễm. Thường phải được thực hiện theo định kỳ là 3 tháng hoặc 6 tháng. Từ đó, tổng hợp kết quả vào Báo cáo công tác Bảo vệ môi trường.
  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thì chỉ cần thực hiện 1 năm 1 lần và nộp báo cáo vào tháng 1 của năm sau.

2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thường được căn cứ vào đâu?

  • Luật BVMT năm 2020;
  • NĐ 40 năm 2019;
  • Quy định xử phạt vi phạm về việc bảo vệ môi trường theo NĐ 55/2021/NĐ-CP;
  • Chương trình quan trắc môi trường được phê duyệt.

3. Cơ quan nào chịu trách nhiệm nhận hồ sơ?

Nơi nhận hồ sơ thường là bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, Quản lý của các khu công nghiệp… Tham khảo một số nơi nhận báo cáo dưới đây:

Đối tượng nhận hồ sơ

Nơi nhận Báo cáo công tác BVMT

– Bộ TNMT.

– Sở TNMT.

Dự án thuộc đối tượng lập Báo cáo ĐTM của cấp Bộ/ Sở (không nằm trong KCN).
– Bộ TNMT.

– Sở TNMT.

– Ban quản lý KCN.

Dự án thuộc đối tượng lập Báo cáo ĐTM của cấp Bộ/ Sở (nằm trong KCN).
– Sở TNMT.

– Phòng TNMT.

– Ban quản lý KCN.

Dự án thuộc đối tượng lập Kế hoạch BVMT của cấp Sở/ Phòng (nằm trong KCN).
– Sở TNMT.

– Phòng TNMT.

Dự án thuộc đối tượng lập Kế hoạch BVMT của cấp Sở/ Phòng (không nằm trong KCN).

4. Hồ sơ để nộp kèm báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì?

Tùy theo nội dung báo cáo mà sẽ có những hồ sơ khác nhau. Thông thường, một báo cáo cần có những giấy tờ sau đây:

  • Giấy xác nhận đầu tư và giấy phép đăng ký kinh doanh đã được cấp
  • Hợp đồng thuê hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp
  • Biên bản bàn giao các chất thải: Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp…
  • Kết quả quan trắc môi trường của doanh nghiệp.

5. Quy trình thực hiện

Để việc quan trắc môi trường đạt chất lượng thì doanh nghiệp cần lựa chọn nơi phân tích có chứng nhận và có đủ điều kiện hoạt động. Quy trình như sau:

  • Quan trắc định kỳ hàng tháng
  • Giấy tờ và thông tin số liệu hoạt động trong 1 năm.
  • Tổng hợp kết quả quan trắc, lập và đối chiếu theo quy định.
  • Đánh giá hiệu quả xử lý các công trình xử lý chất thải.
  • Tổng hợp và kiểm tra biên bản.
  • Tổng hợp thông tin và lập báo cáo sau đó nộp cho tổ chức có chuyên ngành.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!