Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quy trình lập ĐTM – báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM được lập nhằm đánh giá tác động của dự án sắp triển khai ảnh hưởng đến môi trường ở mức độ như thế nào để từ đó có các phương án dự phòng tốt nhất. Vậy Quy trình lập ĐTM có phức tạp hay không? Chi phí như thế nào? Công ty môi trường Hợp Nhất mời Quý khách hàng tham khảo bài viết sau đây:

Thủ tục, quy trình lập ĐTM

Quy trình lập ĐTM gồm 9 bước:

Bước 1:

  • Đánh giá về vị trí dự án bao gồm các thông tin liên quan đến dự án như: điều kiện tự nhiên (địa lý, đất đai), điều kiện kinh tế – xã hội, khí tượng, thủy văn

Bước 2:

  • Khảo sát, điều tra và thu thập các nguồn gây ô nhiễm như nước thải, khí thải, tiếng ồn, các loại chất thải phát trinh trong quá trình xây dựng cũng như triển khai dự án

Bước 3:

  • Thu thập, đo đạc và phân tích các mẫu khí, nước, đất (lưu ý: mẫu đất lấy trong dự án và cả khu vực xung quanh gần dự án)

Bước 4:

  • Đánh giá được hiện trạng của dự án cũng như mức độ ảnh hưởng tác động của các nguồn ô nhiễm đến môi trường, đời sống con người xung quanh dự án.

Bước 5:

  • Xây dựng các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường để có thể bắt đầu dự án, dự phòng các phương án khi có sự cố xảy ra.

Bước 6:

  • Đề xuất các phương án xử lý khí thải, xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án.

Bước 7:

  • Gửi tham vấn ý kiến của ủy ban nhân dân và ủy ban mặt trận tổ quốc phường – nơi dự án được triển khai.

Bước 8:

  • Xây dựng chương trình giám sát, quản lý môi trường dự án.

Bước 9:

  • Nộp lên cho hội đồng có thẩm quyền xem xét và phê duyệt cho báo cáo ĐTM.
Quy trình đánh giá tác động môi trường
(Hình: Đánh giá tác động môi trường)

Một hồ sơ trong quy trình lập ĐTM

  • Một văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt ĐTM bổ sung theo mẫu quy định (tại PL11 ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT)
  • Bảy bản báo cáo ĐTM bổ sung được đóng thành quyển theo mẫu quy định (tại PL12 ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT), có chữ ký kèm theo (bao gồm chức danh, họ tên của chủ dự án) và đóng dấu ở trang phụ bìa.
  • Một bản sao báo cáo ĐTM đã được phê duyệt trước đó của dự án
  • Một bản sao (được chứng thực theo quy định của pháp luật) của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trước đó của dự án
  • Một bản báo cáo đầu tư hoặc kinh tế – kỹ thuật hoặc dự án đầu tư điều chỉnh hoặc tài liệu tương đương có chữ ký kèm theo và đóng dấu ở trang phụ bìa.

Theo nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2014 thì bộ và sở Tài nguyên môi trường là hai cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền duyệt báo cáo ĐTM.

Riêng về chi phí lập ĐTM, làm báo cáo đánh giá tác động môi trường còn tùy thuộc vào quy mô của dự án, hiện trạng của dự án.

Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)
(Hình: Công ty môi trường Hợp Nhất)

Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất

Đến với môi trường Hợp Nhất, chúng tôi sẽ tư vấn kỹ để quý khách hàng có thể nắm rõ hơn về các dịch vụ môi trườnghồ sơ môi trường.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG HỢP NHẤT

  • Địa chỉ: Khu C4, chung cư Khang Gia, đường số 45, P.14, Q. Gò Vấp, TP. HCM
  • Chi nhánh Bình Định: Đường số 2, KCN Long Mỹ, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
  • Chi nhánh Nha Trang: 16 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
  • Điện thoại: 028.3831.5423 – Hotline: Ms. Thúy 0938.857.768
  • Email: phuongthuy@moitruonghopnhat.com

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!