Trong nhiều năm qua, chứng kiến môi trường có sự thay đổi rõ rệt vì những tác động từ bên ngoài, các loại hồ sơ môi trường càng được cơ quan chức năng quan tâm và khuyến khích doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện đầy đủ. Theo những quy định mới trong năm 2022, mỗi doanh nghiệp cần lập hồ sơ quan trắc môi trường đáp ứng các yêu cầu về thủ tục, nội dung theo quy trình cụ thể.
Với lợi thế hoạt động trong hơn 10 năm qua, Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất không ngừng nỗ lực, am hiểu các kiến thức, đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm luôn làm việc với tiêu chí nhanh chóng, kịp thời và chất lượng nhất.
1. Hồ sơ quan trắc môi trường căn cứ theo quy định nào?
- Căn cứ theo Luật BVMT 2020
- Căn cứ theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
- Căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
2. Cần chuẩn bị các hồ sơ quan trắc nào?
- Thủ tục không thể thiếu gồm giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp.
- Dự án phải chuẩn bị quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Cần nộp giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT.
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước.
- Giấy phép khai thác nước.
- Hợp đồng đấu nối vào HTXLNT tập trung.
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
- Bản vẽ thoát nước mưa.
- Bản vẽ thiết kế, hoàn công HTXLNT.
2. Điểm khác biệt hồ sơ quan trắc theo Luật BVMT 2020
Như các bạn cũng đã tìm hiểu thì trước đây tất cả hồ sơ, báo cáo quan trắc đều thực hiện theo Thông tư 43. Nhưng để hoàn thiện hơn thì kể từ năm 2022 thì báo cáo sẽ phải lập theo Luật BVMT 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2022)
- Các đối tượng phải lập báo cáo cáo quan trắc môi trường định kỳ gồm những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và lập báo cáo hồ sơ môi trường (báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường) như khu chung cư, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, phòng trọ, bệnh viện, phòng khám,…
- Về thời gian quan trắc: Nếu như Thông tư 43 quy định về thời gian quan trắc đối với dự án lập báo cáo ĐTM thực hiện 4 lần/năm còn dự án lập kế bảo vệ môi trường thì thực hiện 2 lần/năm. Còn Luật BVMT 2020 thì quy định “Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo”.
- Quá trình lấy mẫu: Đối với dự án thực hiện lần đầu thì đơn vị phải đi khảo sát về quy mô, công suất, xác định nguồn thải ô nhiễm. Còn với doanh nghiệp thực hiện nhiều lần thì chỉ việc lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm.
3. Cách xác định chương trình quan trắc
Như bạn đã biết, bất kỳ báo cáo nào cũng phải có chương trình quan trắc thể hiện rõ tần suất, thông số, vị trí, số lượng mẫu. Tùy vào từng hiện trạng dự án mà xác định theo những tiêu chí quan trọng dưới đây:
- Căn cứ vào hồ sơ môi trường ban đầu: Trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt hay xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường có nêu rõ chương trình quan trắc trong giai đoạn dự án đi vào vận hành bao gồm vị trí, số lượng mẫu, thông số, nơi nộp báo cáo. Tất cả những thông tin này giúp doanh nghiệp thực hiện báo cáo một cách dễ dàng hơn.
- Căn cứ vào hiện trạng môi trường: Đánh giá lại việc phát sinh nguồn thải như nước thải, khí thải, chất thải có phù hợp với hồ sơ không.
- Dựa vào Thông tư 022022/TT-BTNMT: Trường hợp doanh nghiệp chưa có HSMT ban đầu thì phải dựa vào hiện trạng và đối chiếu với Thông tư 02 để tiến hành quan trắc. Chẳng hạn, nội dung hồ sơ không đề cập đến việc quan trắc khí thải lò hơi nhưng thực tế dự án lại dùng lò hơi đốt củi thì cần tiến hành quan trắc khí thải với các thông số như bụi, SO2, NOx, SO, lưu lượng và nhiệt độ.
Hãy liên hệ ngay Dịch vụ quan trắc môi trường của Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc để lại thông tin tại website để chúng tôi có thể tư vấn một cách đầy đủ và chính xác nhất!
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!