HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Quy định về hệ thống quan trắc liên tục tự động

Một hệ thống quan trắc tự động, liên tục cần đáp ứng các quy chuẩn nào? Các đối tượng cần lắp đặt hệ thống này? Hồ sơ quan trắc ra sao?

Hồ sơ quan trắc liên tục, tự động

Một công ty đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục và đã mời đơn vị có đầy đủ chức năng để thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn. Trong khi đó, công ty cũng lập báo cáo về kiểm soát chất lượng hệ thống. Vậy khi đó có cần phải nộp đến Sở TNMT không?    

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 35 của Thông tư 10/2021/TT-BTNMT thì trước khi hệ thống đi vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành cần gửi hồ sơ đến Sở TNMT với các nội dung dưới đây:

  • Thông tin về đơn vị đầu tư, vận hành bao gồm tên, địa chỉ.
  • Thời gian lắp đặt thiết bị như thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và thời gian, kết quả thực hiện kiểm soát chất lượng hệ thống theo quy định tại khoản 6 Điều 35 (phải thực hiện kiểm soát chất lượng hệ thống trước khi đi vào vận hành chính thức và định kỳ 1 lần/năm bởi đơn vị độc lập có năng lực).
  • Bản vẽ thiết kế và mô tả chi tiết về hệ thống.
  • Danh mục thông số quan trắc cùng phương án lắp đặt thiết bị trực tiếp – gián tiếp.
  • Thông tin mô tả và hình ảnh, sơ đồ, bản đồ của vị trí quan trắc.
  • Danh mục và đặc tính kỹ thuật của thiết bị đo, phân tích.
  • Hãng sản xuất, model thiết bị.
  • Giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị.
  • Hệ thống thu thập, lưu trữ dữ liệu quan trắc.
  • Địa chỉ IP tĩnh gắn liền với hệ thống cần xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đối tượng cần quan trắc tự động

Các hệ thống quan trắc tự động được Luật BVMT 2020 quy định với một số yêu cầu, vấn đề như liên quan đến đối tượng phải lắp đặt trạm quan trắc bao gồm:

  • Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung CCN xả nước thải ra môi trường.
  • Dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm với lưu lượng xả nước thải trung bình trở lên.
  • Dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.

Quy định về hệ thống quan trắc liên tục tự động

Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn

  • Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát dữ liệu quan trắc tự động, liên tục.
  • So sánh với giá trị tối đa cho phép thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường
  • Theo dõi kiểm tra việc khắc phục nếu dữ liệu quan trắc bị gián đoạn, phát hiện thông số giám sát vượt quá tiêu chuẩn cho phép và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định.
  • Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc trên địa bàn đến Bộ TNMT theo quy định. Đồng thời cần khuyến khích các đối tượng không nằm trong quy định phải tiến hành quan trắc để tự theo dõi, giám sát hệ thống, thiết bị trong quá trình hoạt động.

Tiêu chí phải có của hệ thống quan trắc tự động

  • Hệ thống phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
  • Doanh nghiệp cần gửi hồ sơ đến Sở TNMT kiểm tra, xác nhận (khoản 3 Điều 35 đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động và khoản 3 Điều 38 của hệ thống quan trắc khí thải tự động).
  • Đối với hệ thống đã kết nối dữ liệu đến Sở TNMT thì được tiếp tục sử dụng trong thời gian 24 tháng. Sau đó, chủ đầu tư cần nâng cấp, thay thế thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Trên đây là những quy định liên quan đến việc lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống quan trắc tự động thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 của Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!