Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Quan trắc môi trường không khí theo Thông tư 27

Vai trò của báo cáo quan trắc môi trường không khí là quá trình theo dõi các thành phần môi trường, yếu tố tác động để cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường cùng những tác động bất lợi khác.

Doanh nghiệp phải định kỳ thực hiện để hoàn thành trách nhiệm BVMT cũng như xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín của công ty. Vì thế để tránh xử phạt từ cơ quan chức năng thì chủ dự án cần tiến hành thực hiện các quy trình quan trắc, lập hồ sơ để dự án vận hành một cách hiệu quả nhất.

Căn cứ pháp lý quan trắc môi trường không khí

  • Căn cứ vào Luật BVMT 2014.
  • Căn cứ vào Nghị định 40 của Chính phủ ban hành năm 2019 có sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT (sửa đổi Nghị định 18/2015/NĐ-CP).
  • Căn cứ vào Thông tư 24 của Bộ TNMT ban hành năm 2017 quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường.
  • Căn cứ theo Thông tư 31 của Bộ TNMT ban hành năm 2016 về BVMT CCN, KCN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất.

Địa điểm, vị trí và thông số quan trắc không khí

  • Địa điểm: căn cứ vào mục tiêu của chương trình quan trắc. Cần khảo sát thực tế tại các điểm quan trắc với các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
  • Vị trí: căn cứ vào điều kiện thời tiết (hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ) và điều kiện địa hình (thông thoáng, thuận tiện).
  • Có 2 loại thông số cần quan trắc gồm thông số tại hiện trường hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và bức xạ mặt trời) cùng với các thông số khác như SO2, NO2, NOx, CO, O3, bụi (TSP, PM), chì.

Quan trắc môi trường không khí theo Thông tư 27

Thời gian và tần suất quan trắc

  • Thời gian: phụ thuộc vào mục tiêu, thông số, nguồn thải, khí tượng, thiết bị quan trắc, phương pháp thực hiện và phương pháp xử lý số liệu.
  • Tần suất: tối thiểu 1 lần/tháng hoặc 6 lần/năm. Nếu có bất kỳ sự thay đổi vào về chu kỳ của chất lượng không khí phải xác định thời gian lấy mẫu hai lần liên tiếp.

Quy định về chương trình quan trắc môi trường không khí

Yêu cầu

  • Chương trình quan trắc phải phù hợp với quy định của nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý.
  • Các cá nhân, đơn vị quan trắc phải đảm bảo tính khoa học, khả thi và thực hiện các quy định thiết kế chương trình quan trắc đầy đủ.
  • Phải đáp ứng mục tiêu, thời gian, tần suất, thành phần và thông số quan trắc.
  • Phải tuân thủ các quy định về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường không khí xung quanh.
  • Sau khi xây dựng chương trình quan trắc phải được cơ quan quản lý chấp thuận và phê duyệt.

Cách thiết kế chương trình quan trắc

  • Phải xác định mục tiêu, thành phần môi trường.
  • Liệt kê các danh mục thông số cần quan trắc như thông số đo tại hiện trường hay phân tích.
  • Có phương án lấy mẫu sơ bộ và chi tiết như xác định điểm lấy mẫu, đánh dấu, mô tả vị trí, tọa độ và ký hiệu các điểm quan trắc. Đồng thời phải mô tả sơ bộ những nguồn tác động, vấn đề, đối tượng ảnh hưởng đến khu vực quan trắc.
  • Trước khi thực hiện phải khảo sát thực tế cũng như tần suất, thời gian quan trắc.
  • Xác định phương pháp lấy mẫu, đo tại hiện trường và phân tích ở phòng thí nghiệm.
  • Thực hiện quy trình lấy mẫu, thể tích, loại dụng cụ, thiết bị, hóa chất bảo quản, lưu mẫu và số lượng mẫu kiểm soát chất lượng (QC).
  • Đảm bảo chất lượng và kiểm soát QA/QC trong quan trắc.
  • Lập dự toán kinh phí thực hiện cùng nguồn lực thực hiện hoạt động quan trắc cần thiết.

 Quý khách hàng cần quan trắc hay lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, vui lòng liên hệ ngay Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!