Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Luật bảo vệ môi trường 2014 là căn cứ quan trọng giúp cơ sở sản xuất, kinh doanh lập báo cáo ĐTM, lập kế hoạch bảo vệ môi trường, lập hồ sơ báo cáo ĐCM, quan trắc môi trường và không thể thiếu nhiệm vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (SCMT).

Các sự cố môi trường gồm bão, lũ lụt, tràn dầu, hỏa hoạn, sự cố hóa chất đều có quy định phòng ngừa, ứng phó và khắc phục tương ứng. Thế nhưng Luật BVMT 2014 vẫn chưa được phát huy hiệu quả, chưa có biện pháp bao quát để thực hiện phòng ngừa, ứng phó và khắc phục SCMT. Do đó, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi, bổ sung) các quy định về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục SCMT là nhiệm vụ trọng tâm, khắc phục được những bất cập hiện nay.

Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
(Hình: Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường)

Kế hoạch phòng ngừa sự cố môi trường

Căn cứ theo Điều 108 của Luật BVMT 2014

Nhiệm vụ của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phòng ngừa SCMT gồm:

– Lên kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, lắp thiết bị, dụng cụ và phương tiện phù hợp.

– Thường xuyên đào tạo, huấn luyện đội ngũ lực lượng chủ động ứng phó với SCMT.

– Thường xuyên kiểm tra, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật.

– Có kế hoạch quy hoạch công trình BVMT, thực hiện hồ sơ ĐTM, ĐCM và quản lý chất thải phải phù hợp với sức chịu tải của môi trường.

– Phân loại và công bố danh sách những con sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải.

– Xác định loại nước thải, phương án BVMT.

– Thực hiện đầy đủ công tác quan trắc môi trường, công khai thông tin, kiểm tra các hoạt động BVMT của dự án.

Nội dung điều chỉnh phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Theo đánh giá của các chuyên gia, các quy định trên vẫn chưa phù hợp với thực tế, chưa có biện pháp bao quát. Vì thế kế hoạch phòng ngừa SCMT sẽ được điều chỉnh những nội dung chính như:

  • Căn cứ theo từng loại hình hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh mà xác định danh mục ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  • Ứng dụng công nghệ xử lý tốt nhất để giảm thiểu chất thải phù hợp với nhiệm vụ BVMT trong phát triển kinh tế.
  • Để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần áp dụng kiểm toán môi trường. Nhờ kiểm toán môi trường sẽ xác định rõ những chứng cứ gây ô nhiễm và SCMT từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh bằng việc đánh giá các yếu tố sản xuất.
  • Cần xem xét đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải để so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng riêng cho từng ngành nghề nghiên cứu.
  • Cần minh bạch thông tin và kết quả kiểm toán môi trường.
  • Cần đào tạo, tập huấn và diễn tập về việc phòng ngừa SCMT.

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Mặc dù Nghị định 30/2017/NĐ-CP có quy định chặt chẽ về những quy định về ứng phó với SCMT nhưng Nghị định này chỉ dừng lại ở việc tham mưu, huấn luyện, huy động nguồn lực mà chưa quy định rõ bản chất và nội dung khi có SCMT. Do đó, Luật BVMT sửa đổi, bổ sung sẽ nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm như:

  • Cần xác định rõ khái niệm SCMT, nhất là tập trung thể hiện rõ SCMT là sự suy thoái môi trường do chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ra.
  • Xây dựng các tiêu chí môi trường tương ứng để xác định cấp thẩm quyền tham gia xử lý.
  • Cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm quyền hạn của Bộ TNMT và Sở TNMT.
Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất
(Hình: Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất)

Kế hoạch khắc phục SCMT

SCMT để lại những hậu quả nghiêm trọng như mất cân bằng hệ sinh thái, mất an toàn môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe, thiệt hại về tài sản, giảm nguồn thu nhập kinh tế,… Theo đó, người gây ra SCMT phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, dân sinh và khắc phục các sự cố này. Cho nên, Luật BVMT sửa đổi cần bổ sung thêm những quy định chi tiết hơn như:

  • Cần quy định rõ các loại hình và phương án phục hồi môi trường như cải tạo môi trường, hệ sinh thái hoặc xử lý môi trường không còn ô nhiễm.
  • Bổ sung quy định thực hiện trách nhiệm khi phục hồi môi trường (bảo hiểm môi trường, cộng đồng tham gia phục hồi môi trường, giám sát và tổ chức thực hiện khắc phục môi trường).
  • Xác định quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan, người gây SCMT phải chứng minh về mức độ bồi thường.

Và việc sửa đổi Luật BVMT 2014 với quy định về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với nhiệm vụ BVMT.

Liên hệ ngay Hotline 0938 857 768 để được công ty môi trường Hợp Nhất tư vấn mọi vấn đề liên quan đến hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có! Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho Quý Khách hàng!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!