HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Phí bảo vệ môi trường doanh nghiệp tính thế nào?

Các doanh nghiệp dựa vào đâu để tính phí bảo vệ môi trường? Làm sao để thu thập các thông số về hiện trạng môi trường theo quy định?

Môi trường được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau như không khí, nước, hệ sinh thái, động thực vật,… vì thế mà bất kỳ tác động nào cũng làm thay đổi trạng thái và chất lượng môi trường.

Ô nhiễm môi trường chính là hệ lụy do con người và thiên nhiên gây ra trong hàng thập kỷ qua. Vậy những quy định của pháp luật nào sẽ giúp cải thiện chất lượng môi trường dưới sự tham gia của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ gia đình, khu dân cư,… hạn chế xả thải tối đa.

Các nhóm thông tin môi trường cần được công khai

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Thông tin nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải.
  • Địa điểm bị ô nhiễm, suy thoái.
  • Các loại báo cáo về môi trường.
  • Kết quả thanh, kiểm tra về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước.

Cách thu thập thông tin về hiện trạng môi trường

Có nhiều cách để thu thập về hiện trạng môi trường như khảo sát môi trường, phỏng vấn, điều tra xã hội. Nhưng cách tốt nhất vẫn thông qua hoạt động quan trắc môi trường định kỳ. Vì:

  • Quan trắc giúp đánh giá, theo dõi các thành phần môi trường, nguồn tác động để phản ánh chính xác hiện trạng, chất lượng môi trường và tác động xấu.
  • Tập trung vào nhiều thành phần chính bao gồm môi trường nước, không khí, đất, nước thải, tiếng ồn, trầm tích,…
  • Xây dựng nhiều chương trình quan trắc về quốc gia, cấp tỉnh, KCN, khu chế xuất, CCN. Hệ thống quan trắc phải được quy hoạch đồng bộ, liên kết để hình thành mạng lưới thống nhất, toàn diện hơn.
  • Số liệu quan trắc được chủ cơ sở và cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ.

Phí bảo vệ môi trường doanh nghiệp tính thế nào?

Phí bảo vệ môi trường được quy định ra sao?

Phí môi trường được nhiều quốc gia châu Á áp dụng như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin,… cho nhiều ngành gây ô nhiễm. Mục đích của phí BVMT khuyến khích người dây ô nhiễm giảm tải chất thải ra ngoài môi trường, ngăn ngừa xả thải. Các loại phí môi trường gồm phí vệ sinh, phí nước thải, phí chất thải rắn, phí khai thác khoáng sản.

Theo quy định thì nước thải chăn nuôi, giết mổ gia súc – gia cầm, thủy sản, khai thác khoáng sản phải nộp phí BVMT. Nhưng điều này lại gây trở ngại cho các vùng nông thôn vì cơ sở, trang trại chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ nên lượng nước thải còn thấp. Chưa kể nhiều hộ gia đình vẫn chưa có khả năng chi trả phí BVMT.

Các trường hợp miễn phí bảo vệ môi trường

  • Nước xả từ nhà máy thủy điện, nước biển, nước thải sinh hoạt: hộ gia đình cấp xã; hộ gia đình, cá nhân ở phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước; có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác sử dụng; nước làm mát không chứa chất ô nhiễm, nước thải từ nước mưa chảy tràn, nước thải từ tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản.

Theo Nghị định 53/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 thì mức phí BVMT sẽ căn cứ cho các đối tượng dưới đây.

Đối với nước thải sinh hoạt

  • Áp dụng cho mức phí 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa gồm thuế GTGT.
  • Số phí bao gồm số lượng nước sạch, giá bán và mức thu phí.

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

  • Với cơ sở có lượng nước thải trung bình dưới 20 m3/ngày: kể từ ngày 01/01/2021 sẽ áp dụng mức phí 4 triệu đồng/năm.
  • Với cơ sở có lượng nước thải trung bình trên 20 m3/ngày: bao gồm mức phí cố định (4 triệu đồng) và phí biến đổi tính theo tổng lượng nước thải, thông số ô nhiễm và mức thu mỗi chất thải.

Quy định xử phạt khi xả thải chứa hóa chất độc hại

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có quy định chi tiết trong Nghị định 36/2020/NĐ-CP. Đối với trường hợp hành vi xả thải chứa nhiều hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước không vượt quá 5 m3/ngày đêm sẽ bị phạt từ 60 – 90 triệu đồng (cá nhân) và 120 – 180 triệu đồng (tổ chức).

Ngoài việc xả thải nếu không có giấy phép xả thải theo quy định thì doanh nghiệp sẽ bị phạt 500 triệu đồng. Như vậy, mức phạt này tương đối cao hơn so với quy định cũ.

Để tuân thủ các quy định của pháp luật, bạn cần tìm hiểu các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm để lên phương án xử lý kịp thời, quý khách hàng có thể liên hệ tới Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn thêm thông tin chi tiết.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!