Có không ít doanh nghiệp hiện đang nhầm lẫn giữa 2 loại quan trắc môi trường định kỳ và lao động. Hoặc có nhiều khách hàng nhầm tưởng quan trắc định kỳ đã bao gồm cả quan trắc lao động, và ngược lại. Và tại sao quan trắc lao động thì vẫn phải quan trắc định kỳ? Công ty quan trắc môi trường Hợp Nhất đưa ra một số thông tin để phân biệt 2 loại quan trắc môi trường này.
Căn cứ pháp lý quy định báo cáo quan trắc môi trường
Về quan trắc môi trường định kỳ
- Luật BVMT 2014.
- Thông tư 24/2017/TT-BTNMT.
- Thông tư 31/2016/TT-BTNM.
Về quan trắc môi trường lao động
- Luật an toàn vệ sinh lao động 2013.
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Thông tư số 19/2016/TT-BYT.
Đơn vị quản lý báo cáo quan trắc
- Quan trắc định kỳ do Bộ TNMT quản lý.
- Quan trắc lao động do Bộ Y tế quy định.
Phân biệt khái niệm các loại báo cáo
- Quan trắc định kỳ: theo dõi, cập nhật thường xuyên chất lượng môi trường liên quan đến các yếu tố môi trường để phục vụ cho hoạt động BVMT, ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm.
- Quan trắc lao động: thu thập, phân tích, đánh giá số liệu các yếu tố môi trường tại nơi làm việc và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác hại cho sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Mục tiêu quan trắc
Báo cáo quan trắc định kỳ
- Cung cấp số liệu về diễn biến chất lượng môi trường để xây dựng báo cáo quan trắc định kỳ.
- Đánh giá diễn biến môi trường từng khu vực để phục vụ các yêu cầu tức thời cho cơ quan quản lý nhà nước về BVMT.
- Cảnh báo những diễn biến bất thường làm ô nhiễm, suy thoái môi trường để đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
- Lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin giữa dự án với cơ quan quản lý.
Báo cáo quan trắc lao động
- Tiến hành đo lường các yếu tố môi trường làm việc.
- So sánh các chỉ tiêu thu thập được để phát hiện yếu tố gây hại bằng giải pháp nâng cao chất lượng môi trường làm việc.
Đối tượng phải làm báo cáo quan trắc
- Quan trắc định kỳ: cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phải thực hiện chương trình quan trắc quốc gia, tỉnh, KCN, KCX, KCNC, CCN, làng nghề, cơ sở sản xuất.
- Quan trắc lao động: cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng người lao động, không phân biệt quy mô, ngành nghề và đối tượng lao động.
Các chỉ tiêu báo cáo quan trắc
Quan trắc định kỳ
- Quan trắc khí thải: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, bụi, độ rung, CO2, SO2,…
- Quan trắc nước thải: pH, COD, BOD, nitrat, photphat, amoni,…
- Quan trắc nước mặt, đất, nước ngầm.
- Quan trắc tại nơi làm việc có phát sinh khí độc hại.
Quan trắc lao động
- Chỉ tiêu vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) và bức xạ nhiệt.
- Chỉ tiêu vật lý như ánh sáng, độ rung, tiếng ồn, phóng xạ,…
- Chỉ tiêu vi sinh, yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm.
- Các loại bụi như bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi than, bụi bông,..
- Chỉ tiêu hóa học như NOx, SOx, CO, CO2, benzen và đồng đẳng toluen, xylen.
- Đánh giá căng thẳng thể lực, tâm sinh lý, chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nomy.
Tần suất quan trắc
Quan trắc định kỳ
- Đối với cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì thực hiện 3 tháng/lần.
- Đối với cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại phụ lục 5.1 của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT với tần suất thực hiện 6 tháng/lần.
Quan trắc lao động
- Cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện quan trắc môi trường lao động ít nhất 1 lần/năm.
Hoạt động với phương châm uy tín – chất lượng hàng đầu, Hợp Nhất chuyên thực hiện nhiều loại hồ sơ, giấy phép môi trường, báo cáo quan trắc môi trường cho nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy, bệnh viện, phòng khám,… Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0938.857.768 để được tư vấn các thủ tục hồ sơ miễn phí.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!