Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Những lưu ý lập ĐTM dự án thủy điện

Việc lập đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện phải thực hiện theo từng giai đoạn phát triển dự án phù hợp với từng nguồn thải, đối tượng bị tác động.

Việc xây dựng công trình thủy điện giúp đảm bảo an ninh năng lượng, cắt giảm lũ vào mùa mưa cũng như đáp ứng nhu cầu cung cấp nước cho các mục đích nông nghiệp. Tuy nhiên, song song với kế hoạch xây dựng các công trình thủy điện hoạt động bền vững cần giảm thiểu tác động đến các lĩnh vực như môi trường, kinh tế – xã hội.

Những lưu ý lập ĐTM dự án thủy điện

1. Vì sao phải lập ĐTM cho dự án thủy điện?

Một trong những yêu cầu đối với dự án xây dựng thủy điện phải đánh giá tác động môi trường. Chủ đầu tư phải lập hồ sơ để nộp lên cơ quan chuyên môn thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM. Nội dung lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải đánh giá đầy đủ thực trạng dự án, đất đai, nguồn nước và hệ sinh thái sau khi dự án đi vào hoạt động.

Phân loại dự án

Phân loại dự án thủy điện phải đánh giá tác động môi trường dựa theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP:

  • Dự án thuộc Phụ lục II với công suất từ 2 MW trở lên hoặc dự án thủy điện có chuyển nước sang lưu vực khác.
  • Dự án thuộc Phụ lục III với công suất từ 20 MW trở lên thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT.

Sở dĩ dự án trước khi đi vào hoạt động phải lập ĐTM vì quá trình xây dựng thủy điện là một trong những lĩnh vực tác động rất lớn đến môi trường. Việc phát triển thủy điện đi đôi với việc “phá rừng” ở quy mô lớn, vì lý do này mà khi vận hành dự án làm phát sinh lượng khí nhà kính khổng lồ, nhất là khí metan.

Hiện nay, hồ chứa được thiết kế rộng, chứa ít oxy, vi khuẩn trong nước phân hủy thực vật trong nước nên sản xuất ra khí CO2 và metan lớn. Sau một thời gian, lượng khí này lan rộng vào khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính và tăng nhiệt độ trái đất. Trong tương lai, việc phát triển thủy điện ồ ạt càng tăng tác động xấu đến hệ sinh thái. Với những hậu quả này mà việc phát triển thủy điện phải cân nhắc đến các tiêu chí môi trường.

2. Các yêu cầu khi lập ĐTM dự án thủy điện

Việc lập ĐTM nhà máy thủy điện phải thực hiện theo từng giai đoạn phát triển dự án song song với những công trình BVMT phải đáp ứng yêu cầu môi trường. Theo đó các công trình BVMT phải có danh mục công trình, kế hoạch xây lắp, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc tự động, kế hoạch quản lý vận hành các hạng mục công trình.

Công tác bảo vệ môi trường

Đối với hệ thống XLNT, bụi, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại hoặc công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường với nội dung hoàn thành công trình xử lý theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM với các chỉ tiêu như lưu lượng, quy mô, công suất, quy trình vận hành, yêu cầu kỹ thuật, hồ sơ hoàn công công trình, nghiệm thu theo quy định. Riêng với thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục phải kết nối dữ liệu tới Sở TNMT theo quy định.

Vì dự án thủy điện thường hoạt động ở quy mô lớn sẽ phát sinh nhiều vấn đề tích cực và tiêu cực. Vì thế trong quá trình thực hiện ĐTM phải tiến hành tham vấn cộng đồng, lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học hoặc tổ chức chuyên môn về tính chuẩn xác của dự án.

Theo quy định mới, trước khi thực hiện ĐTM chi tiết thì chủ dự án phải lập đánh giá tác động môi trường sơ bộ. Báo cáo phải triển khai các vấn đề quan trọng như tình hình xây dựng, hoàn thành hạng mục chính, thời điểm thi công và hoàn thành các hạng mục công trình.

Nếu như dự án của bạn thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM cấp Sở, cấp Bộ nhưng vẫn còn vướng mắc ở nhiều vấn đề pháp lý khó giải quyết thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!