Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Một số loại Hồ Sơ Môi Trường doanh nghiệp cần thiết

Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất chuyên lập nhiều loại Hồ Sơ Môi Trường doanh nghiệp. Trong 810năm qua, chúng tôi đã hoàn thiện nhiều dự án khác nhau từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Do đó, chúng tôi đã tổng hợp một vài thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục, hồ sơ của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây!

Hồ Sơ Môi Trường nào cần thiết cho dự án?

  • Trước khi dự án hoạt động: Chứng nhận đầu tư, Giấy phép xây dựng, ĐTM (báo cáo đánh giá tác động môi trường), giấy phép môi trường.
  • Sau khi dự án hoạt động: Đăng ký môi trường,  Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ mỗi năm.

Tầm quan trọng của Hồ Sơ Môi Trường doanh nghiệp là gì?

Báo cáo hay giấy phép môi trường là căn cứ quan trọng và không thể thiếu đối với từng dự án xây dựng.

  • Đối với doanh nghiệp, báo cáo giúp đánh giá toàn diện, chi tiết các tác động phát sinh từ dự án đến môi trường. Nhờ vậy, chủ dự án chủ động hơn để đưa ra phương án giảm thiểu, xây dựng hình ảnh thân thiện hơn với môi trường vừa tạo sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng.
  • Đối với cơ quan nhà nước, từng loại báo cáo sẽ giúp quá trình giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện của doanh nghiệp có đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường không.

Hơn hết, báo cáo môi trường bắt buộc doanh nghiệp phải hoàn thiện vì đây là điều kiện tiên quyết để dự án được phép triển khai, xây dựng và đi vào hoạt động chính thức. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nếu không lập báo cáo môi trường thì tùy theo quy mô, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính. Chẳng hạn:

Trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa cho thuê nhà xưởng. Với hoạt động sản xuất đã lập Hồ Sơ Môi Trường. Vậy với việc thuê nhà xưởng có cần lập thêm hồ sơ không?

Tùy theo quy mô, công suất hoạt động của dự án sản xuất, kinh doanh để xác định đối tượng cần lập hồ sơ theo quy định.

Các loại Hồ Sơ Môi Trường doanh nghiệp

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
  • Báo cáo quan trắc (Báo cáo công tác bảo vệ môi trường):

Đối với Báo cáo quan trắc môi trường theo định kỳ hằng năm và Báo cáo quan trắc môi trường lao động đều thuộc các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ được nhà nước quy định chặt chẽ trong các quy định, thông tư, nghị định.

Hàng loạt thay đổi mới không chỉ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình thực hiện hồ sơ mà còn giúp cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát nhiều tác động đến môi trường và sức khỏe người lao động.

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT với nhiều thay đổi rõ rệt. Chương trình quan trắc gồm khảo sát, lấy mẫu, phân tích, đánh giá và báo cáo của doanh nghiệp thực hiện đồng thời với chương trình đã được cơ quan nhà nước phê duyệt trong hồ sơ môi trường ban đầu như báo cáo ĐTM/kế hoạch bảo vệ môi trường.

Còn với Báo cáo quan trắc môi trường lao động, doanh nghiệp phải hoàn thiện việc đánh giá và xử lý môi trường lao động bằng cách đo đạc, lấy mẫu và phân tích các yếu tố môi trường có đạt chuẩn không.

Đa phần, loại báo cáo này được các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất thường xuyên tiếp xúc với bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, dung môi, kim loại. Vì chúng thuộc những yếu tố có hại có nguy cơ cao gây ra nhiều bệnh nghề nghiệp nguy hiểm nên chủ doanh nghiệp phải tuân thủ quy định lập báo cáo đúng tần suất.

  • Giấy phép môi trường

Theo luật BVMT 2020, 7 loại giấy phép thành phần đã được tích hợp lại thành 1 loại duy nhất gọi là GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

  • Đăng ký môi trường
  • Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Nếu doanh nghiệp vẫn chưa xác định chính xác mình thuộc đối tượng phải lập Hồ Sơ Môi Trường nào thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất để được các chuyên viên tư vấn kỹ hơn. Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ miễn phí nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!