Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập kế hoạch BVMT cần lưu ý những gì?

Để lập kế hoạch BVMT (bảo vệ môi trường) của dự án được xác nhận thì đòi hỏi cần nhiều yếu tố tác động với đầy đủ thông tin quan trọng liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của Nhà nước. Kế hoạch BVMT nếu thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá, dự báo về khả năng gây ô nhiễm từ các quá trình sản xuất.

Lập kế hoạch BVMT cần phải làm gì?

Đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đang có ý định lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải đáp ứng các điều kiện quan trọng dưới đây:

  • Để kế hoạch BVMT được xác nhận theo đúng quy định thì quá trình thực hiện phải đảm bảo các điều kiện quan trọng như khảo sát, thu thập thông tin, đơn vị phải đánh giá mức độ ô nhiễm trong quá trình xây dựng hay triển khai vận hành dự án. Với việc tổng hợp đầy đủ thông tin một cách chuẩn xác nhất cùng với giải pháp BVMT tối ưu thì cơ quan quản lý mới phê duyệt kế hoạch BVMT của dự án.
  • Điều quan trọng tiếp theo doanh nghiệp phải làm là có đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan đến dự án như giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh, báo cáo nghiên cứu khả thi hay sơ đồ vị trí dự án,… Nếu không có những hồ sơ này thì kế hoạch BVMT sẽ rất khó để được đánh giá, xem xét từ cơ quan chức năng.
  • Trường hợp nếu doanh nghiệp không có đủ khả năng để hoàn thành các yêu cầu trên thì bạn hãy tìm ngay công ty tư vấn môi trường phù hợp. Với kinh nghiệm và chuyên môn sẵn có, họ sẽ giúp bạn hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng, đơn giản và chất lượng nhất.

Làm thế nào để không bị xử phạt hành chính?

Xác định rõ đối tượng lập kế hoạch BVMT

Đối với các dự án thuộc quy định trong Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP; dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng công suất hoặc dự án có phát sinh chất thải với khối lượng xả nước thải từ 20 đến 500 m3/ngày đêm, xả khí thải từ 5.000 đến 20.000 m3 khí thải/ngày phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Nhưng trường hợp không thực hiện thì doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ vào Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp không có kế hoạch BVMT xác nhận theo quy định thì bị xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng. Ngoài ra còn áp dụng với một số hình thức phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động từ 6 – 12 tháng, buộc khắc phục hậu quả môi trường cùng các biện pháp xử lý chất thải đạt chuẩn trước khi xả thải.

Công ty tư vấn hỗ trợ

Với những hình thức trên, nếu doanh nghiệp không muốn mất chi phí thì cần tiến hành đăng ký kế hoạch BVMT đầy đủ trước khi đưa dự án đi vào hoạt động. Với những hình thức xử phạt trên sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ ở từng trường hợp mà doanh nghiệp bị xử lý. Việc này đòi hỏi mất nhiều thời gian cũng như cần người có kinh nghiệm chuyên môn hỗ trợ các vấn đề pháp lý.

Nếu như doanh nghiệp không có đủ khả năng thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Hiện chúng tôi chuyên lập báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường cho phòng khám, nhà hàng, chăn nuôi, thủy sản, sản xuất giấy, gốm sứ,…

Với những kiến thức và kinh nghiệm, Hợp Nhất tư vấn hoàn thiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ chính xác và sẵn sàng tư vấn dịch vụ miễn phí nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!