HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập hồ sơ môi trường theo luật mới

Luật mới môi trường không chỉ gây ra nhiều vướng mắc các quy định pháp lý mà còn điều chỉnh, bổ sung nhiều nội dung mới khiến chủ đầu tư, doanh nghiệp lúng túng trong khâu thay đổi thủ tục hồ sơ môi trường ban đầu. Vì lý do này mà trong quá trình triển khai thực hiện có không ít cơ sở phải mất thời gian, tốn kém chi phí để hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Giấy phép và đăng ký môi trường theo luật mới

Một dự án nhiệt điện than với công suất 800 MW trở lên, trong quá trình hoạt động có phát sinh nước thải và chất thải nguy hại. Để xây dựng nhà máy nhiệt điện có yêu cầu di dân với số lượng khoảng 600 người. Như vậy, với những thông số này thì dự án phải lập hồ sơ cấp GPMT hay đăng ký môi trường theo luật mới.

Trả lời:

  • Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 49 của Luật BVMT 2020 thì đối tượng đăng ký môi trường gồm dự án có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng cấp GPMT.
  • Căn cứ theo Điều 39 của Luật BVMT 2020 thì dự án nhóm I, II và III và có phát sinh nước thải, bụi, khí thải hoặc chất thải nguy hại được quản lý theo quy định.
  • Đối chiếu theo Phụ lục III của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì dự án có yếu tố di dân từ 10.0000 người vùng núi hoặc 20.000 người trở lên ở vùng khác. Nhưng dự án chỉ yêu cầu di dân khoảng 600 người nên thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường.
  • Nội dung đăng ký môi trường gồm thông tin dự án, loại hình sản xuất, công nghệ, công suất, nguyên nhiên liệu, hóa chất; loại khối lượng chất thải phát sinh, phương án thu gom xử lý chất thải cùng cam kết công tác BVMT.
  • Thời điểm đăng ký môi trường: trước khi vận hành chính thức (dự án lập ĐTM) và trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng (dự án không lập ĐTM).

Sổ chủ nguồn thải theo luật mới

Cơ sở sản xuất A có phát sinh chất thải nguy hại khoảng 650 kg/năm. Vậy họ có cần phải lập sổ chủ nguồn thải hay không? Và các yêu cầu về HTXLNT của cơ sở có quy định như thế nào?

Trả lời:

  • Căn cứ theo Luật BVMT thì sổ chủ nguồn thải CTNH không còn thực hiện mà thay vào đó chủ cơ sở phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường, việc bổ sung thêm chủ nguồn thải CTNH cũng được phép vận chuyển CTNH. Đồng thời có quy định UBND cấp tỉnh không hạn chế năng lực thu gom CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh khác tại cơ sở tự thực hiện dịch vụ xử lý CTNH.
  • Bên cạnh HTXLNT phải phù hợp về công suất, tính hiệu quả thì theo Luật môi trường mới còn đòi hỏi hệ thống còn phải có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.

Lập hồ sơ môi trường theo luật mới 2022

Báo cáo công tác định kỳ hằng năm

Hiện tại, ông Nam đang thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm đối với Công ty A với tần suất quan trắc 3 tháng/lần. Vậy theo luật mới thì việc này có đúng quy định không?

Trả lời: Căn cứ theo Điều 66 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có quy định:

Báo cáo công tác BVMT của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng có GPMT thì nội dung thực hiện theo Mẫu số 05A Phụ lục VI của Thông tư này. Báo cáo công tác BVMT của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường thì nội dung thực hiện theo Mẫu số 05B Phụ lục VI của Thông tư này. Thời gian gửi báo cáo công tác BVMT:

  • Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi báo cáo đến cơ quan quy định tại khoản 5 Điều 66 của Thông tư này định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12) trước ngày 05/01 của năm tiếp theo.
  • Gửi báo cáo định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12) trước ngày 10/01 của năm tiếp theo đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN.

Cơ quan tiếp nhận báo cáo gồm cơ quan cấp GPMT/đăng ký môi trường, Sở TNMT, UBND cấp huyện, chủ đầu tư xây dựng.

Quan trắc tự động, liên tục theo luật mới

Công ty B đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục và thực hiện các công việc kiểm định, hiệu chuẩn trong báo cáo đánh giá, kiểm soát chất lượng hệ thống quan trắc. Vậy với yêu cầu này thì chủ hệ thống có cần phải thông báo đến cơ quan chuyên môn hay không?

Đối với quy định kỹ thuật quan trắc cùng với quản lý thông tin dữ liệu quan trắc thì căn cứ theo khoản 3 Điều 35 của Thông tư 10/2021/TT-BTNMT khi lắp đặt hệ thống, trước giai đoạn vận hành thì gửi hồ sơ về Sở TNMT:

+ Thông tin đơn vị đầu tư và vận hành hệ thống

+ Thời gian lắp đặt thiết bị (thời điểm bắt đầu – kết thúc)

+ Kết quả việc kiểm soát chất lượng hệ thống

+ Bản vẽ thiết kế mô tả hệ thống, thông số quan trắc, phương án lắp đặt

+ Đặc tính kỹ thuật thiết bị đo và phân tích

+ Xác định hãng sản xuất, model thiết bị

+ Giấy chứng nhận kèm kết quả kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị

+ Liệt kê hệ thống thu thập, lưu giữ dữ liệu quan trắc

Vậy với trường hợp này thì chủ đầu tư phải gửi báo cáo đánh giá, kiểm soát chất lượng hệ thống quan trắc theo đúng quy định.

Quý Doanh nghiệp và Khách hàng cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ dịch vụ chi tiết hơn.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!