Dịch vụ làm giấy phép môi trường

3 loại báo cáo môi trường của doanh nghiệp

Theo luật mới thì các doanh nghiệp cần lập những loại báo cáo môi trường nào? Quy trình thực hiện và hồ sơ nào cần chuẩn bị? Các xác định đối tượng cần lập?

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thủ tục hồ sơ môi trường, Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất nhận thấy khách hàng không chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm đơn vị có chuyên môn thực hiện thủ tục hồ sơ mà họ còn muốn nắm rõ tính chất đặc trưng từng loại. Vì lý do này, bài viết hôm nay mà chúng tôi chia sẻ sẽ liên quan đến thông tin cơ bản nhất về các loại báo cáo môi trường quan trọng của doanh nghiệp.

các loại báo cáo môi trường của doanh nghiệp
các loại báo cáo môi trường của doanh nghiệp

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường

So với quy định cũ, báo cáo ĐTM sẽ tiến hành các thủ tục hành chính mới theo Luật môi trường mới. Các văn bản Luật có hiệu lực để áp dụng lập báo cáo ĐTM gồm Luật BVMT 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

1.1. Các thủ tục trước khi lập ĐTM

  • Chủ dự án phải tiến hành đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với dự án đầu tư quy mô lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Quá trình thực hiện ĐTM sơ bộ giúp sàng lọc các dự án trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường giúp nhận diện, dự báo tác động xấu, yếu tố nhạy cảm, xác định vấn đề môi trường tác động cũng như biện pháp giảm thiểu tác động.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường

1.2. Các thủ tục thực hiện

  • Chủ dự án phải xác định chính xác nhóm dự án đầu tư Nhóm I và II có quy định trong Luật BVMT 2020.
  • Việc xác định tiêu chí môi trường phân loại các dự án Nhóm I, II căn cứ vào các vấn đề như:

+ Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên.

+ Xác định các yếu tố môi trường như khu dân cư tập trung, nguồn nước dùng cho sinh hoạt, khu bảo tồn thiên nhiên về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên; đất trồng lúa từ 2 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng, yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác.

  • Sau khi xác định đúng đối tượng lập ĐTM, chủ dự án tiến hành tham vấn cộng đồng, nộp hồ sơ thẩm định phê duyệt báo cáo ĐTM đến cơ quan có thẩm quyền
  • Chủ dự án trong quá trình hoàn thiện báo cáo sau khi có văn bản yêu cầu chỉnh sửa hoặc thực hiện dự án trước khi vận hành trong trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM thì thực hiện theo Điều 27 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

  • So với quy định cũ, báo cáo công tác BVMT theo luật mới sẽ thực hiện định kỳ 1 năm/lần với thời điểm nộp báo cáo được phân thành hai trường hợp dưới đây:
  • Nộp trước ngày 15/01 hằng năm đối với báo cáo do chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện báo cáo công tác BVMT.
  • Nộp trước ngày 10/01 của năm tiếp theo đối với báo cáo công tác BVMT do chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc CCN.
  • Đối với cơ quan tiếp nhận báo cáo bao gồm cơ quan cấp GPMT hoặc cơ quan đăng ký môi trường, Sở TNM, UBND cấp huyện.
  • Kết quả lập báo cáo sẽ tập hợp từ kết quả quan trắc môi trường định kỳ (nước thải, khí thải), trong đó:
  • Đối với quan trắc nước thải định kỳ: tần suất quan trắc 3 tháng/lần (dự án lập ĐTM) và 6 tháng/lần cho các trường hợp còn lại.
  • Đối với quan trắc khí thải định kỳ: tần suất quan trắc bụi, khí thải 6 tháng/lần cho các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ; 1 năm/lần cho thông số dioxin/furan và 3 tháng/lần cho các thông số còn lại (áp dụng cho dự án không lập ĐTM). Tần suất quan trắc bụi, khí thải 1 năm/lần cho các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ, dioxin/furan và 6 tháng/lần cho các thông số còn lại (áp dụng cho dự án không lập ĐTM).
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Hình thức lập

  • Báo cáo bằng văn bản giấy có chữ ký người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và kèm bản điện tử.
  • Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử và đóng dấu điện tử.

3. Báo cáo quan trắc môi trường lao động

Lập báo cáo quan trắc môi trường lao động
Lập báo cáo quan trắc môi trường lao động
  • Việc lập quan trắc môi trường lao động được triển khai theo tần suất 1 lần/năm đảm bảo đo đạc, phân tích các chỉ tiêu như vi khí hậu, vật lý, vi sinh vật, đánh giá gánh nặng lao động,…
  • Các căn cứ pháp lý để thực hiện báo cáo quan trắc bao gồm Luật an toàn, vệ sinh lao động, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
  • Báo cáo liên quan đến hoạt động quan trắc đo đạc, phân tích các yếu tố nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, kịp thời có biện pháp kiểm soát các vấn đề liên quan đến bệnh nghề nghiệp, phòng tránh tai nạn cho người lao động.
  • Các đối tượng phải quan trắc lao động bao gồm cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng người lao động mà không phân biệt quy mô, ngành nghề và đối tượng lao động.

Trên đây là 3 trong số các loại báo cáo môi trường quan trọng của doanh nghiệp cần thực hiện theo quy định của pháp luật. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn nắm rõ từng loại báo cáo về đối tượng, cơ quan cấp phép, vai trò đối với doanh nghiệp.

Nếu bạn cần tìm công ty tư vấn môi trường cho các vấn đề về thủ tục hành chính thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768. Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ giúp bạn thoàn thành các loại báo cáo trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!