Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lâp hồ sơ môi trường dự án các ngành nghề

Vì nhiều dự án sẽ có những đặc trưng, loại hình, quy mô, công suất khác nhau nên đòi hỏi phải thực hiện báo cáo – giấy phép, hoặc cùng lúc phải lập các loại hồ sơ môi trường khác nhau theo từng giai đoạn vận hành của dự án. Cùng Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất tìm hiểu ngay một số lĩnh vực quan trọng cần lập loại HSMT nào.

Lập hồ sơ môi trường dự án xây dựng

Bao gồm những dự án trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, CCN, KCX, làng nghề, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cơ sở khám chữa bệnh, khu dân cư, cơ sở lưu trú du lịch,… thuộc các đối tượng phải lập ĐTM.

Đa phần những dự án có quy mô, công suất lớn bắt buộc phải lập hồ sơ ĐTM, lập hội đồng thẩm định, lấy ý kiến cộng đồng, chuyên gia liên quan đến dự án làm căn cứ để hoàn thiện báo cáo trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với dự án xây dựng quy mô, công suất, sản lượng nhỏ hơn thì thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Mặc dù quy trình thực hiện cùng với thủ tục hồ sơ tương đối đơn giản hơn báo cáo ĐTM nhưng kế hoạch BVMT đòi hỏi cũng phải thực hiện chỉnh chu, đúng quy trình và đúng quy định pháp lý.

Đối với trường hợp dự án xây dựng phải lập ĐTM hay kế hoạch BVMT có quy định chi tiết trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Doanh nghiệp muốn biết mình thuộc đối tượng nào cần tìm kiếm trong Phụ lục II của Nghị định này. Theo đó, với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì càng phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các thủ tục hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp.

Lập hồ sơ dự án trong khu công nghiệp

Một số lĩnh vực công nghiệp như nhà máy dệt nhuộm, chế biến gỗ, may mặc, phân bón, hóa chất, sản xuất bao bì, giấy, xi măng, nhà máy bia,… phát triển không ngừng. Vì nhu cầu ngày càng tăng nên mức xả thải đối với những dự án này tương đối cao.

Những ngành sản xuất công nghiệp thường tập trung tại nhiều khu vực trọng điểm như TP. HCM, Long An, Hậu Giang, Đồng Nai, Vũng Tàu, Khánh Hòa,… Trong khi đó nhiều doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài KCN, CCN phải lắp đặt hệ thống xử lý chất thải, song song phải lập giấy phép xả thải.

Nước thải là vấn đề nghiêm trọng cần được xử lý đạt chuẩn trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận. Còn giấy phép xả thải làm căn cứ để thực hiện các công việc như xác định tính chất nước sau xử lý có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật không cũng như đánh giá chất lượng nguồn nước để cơ quan môi trường dễ dàng quản lý nhằm phát hiện sớm những vấn đề, kịp thời đưa ra biện pháp xử lý.

Hồ sơ môi trường các dự án chăn nuôi, thủy sản

Cũng giống như các ngành công nghiệp, hai lĩnh vực như chăn nuôi và thủy sản cũng có mức phát thải lớn do đó cần thường xuyên đầu tư các hệ thống xử lý chất thải. Một trong những yêu cầu đối với những dự án này bắt buộc phải có các loại hồ sơ môi trường. Ngoài các thủ tục hồ sơ ban đầu (ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường) thì chủ dự án phải định kỳ lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

Với nguồn thải như nước thải, khí thải, chất thải rắn tại những dự án chăn nuôi, thủy sản cần định kỳ quan trắc các thành phần môi trường. Đây là hoạt động bắt buộc đối với những dự án có mức độ phát thải lớn, phải được quản lý, kiểm soát nhằm phát hiện sớm những rủi ro gây ra những ảnh hưởng đối với những vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ phải được cơ quan quản lý môi trường phê duyệt, xác nhận tùy thuộc vào tính chất, đặc trưng của từng nguồn thải.

Cần hỗ trợ bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu tìm Công ty tư vấn hồ sơ môi trường uy tín, chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!