Người ta thường có câu “muốn giàu thì nuôi cá, muốn khá nuôi heo” nhưng giờ đây lại thay đổi theo khái niệm mới “muốn giàu thì nuôi chim yến”. Nhiều người sau khi bỏ ra khoảng chi phí đắt đỏ để đầu tư, sau đó thu về hàng chục tỷ đồng đã kéo theo trào lưu nuôi chim yến rầm rộ.
Nhưng việc nuôi chim yến theo hướng tự phát, không được quản lý tốt đã gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh, tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng dân cư.
Chim yến có phải động vật hoang dã?
Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức đang phát triển việc nuôi chim yến lấy tổ. Nhưng lại không biết mình thuộc diện có làm thủ tục môi trường không?
Với những thắc mắc này, việc nuôi chim yến được xác định là động vật hoang dã (quy định trong Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT). Nghị định này ban hành danh mục nhiều loài động, thực vật hoang dã trong phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế.
Cụ thể, chúng được xếp vào danh mục các loài động vật hoang dã trong Mục 71 Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM/ Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nhiều trường hợp thắc mắc chỉ một vài con những vẫn phải lập HSMT làm tốn kém về chi phí. Trong khi đó, việc nuôi chim yến tự phát lại gây ra nhiều vấn đề môi trường, pháp luật cũng quy định từng trường hợp cụ thể phải lập các thủ tục hồ sơ tương ứng.
Nuôi chim yến có ảnh hưởng đến môi trường
Là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao. Thế nhưng, điều kiện để từng cá nhân phát triển quần thể chim yến lớn chủ yếu xây dựng mặt bằng và lắp đặt hệ thống âm thanh phát ra tiếng chim. Ở nhiều địa phương, người dân chuyển hẳn sang nuôi chim yến nhưng lại gây ra nhiều tác động không nhỏ đến môi trường và cuộc sống.
Âm thanh dẫn dụ chim yến khiến thói quen sinh hoạt của nhiều khu dân cư bị đảo lộn hoàn toàn. Không chỉ gây ra tiếng ồn mà phân, lông chim vương vãi khắp nơi còn gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng xây nhà nuôi chim yến ở nhiều địa phương phát triển rầm rộ nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề, có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh.
Theo đó, người nuôi chim yến cần tập trung vào việc quy hoạch khu vực nuôi hợp lý. Các địa phương cần phân vùng chăn nuôi với chính sách di dời các cơ sở nuôi cách xa khu dân cư. Bên cạnh đó cũng không quyên tuyên truyền nhận thức, ý thức của người nuôi tập trung phát triển chăn nuôi nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Tuân thủ lập ĐTM và Kế hoạch BVMT
Trong Nghị định 18/2015/NĐ-CP việc lập ĐTM liên quan đến dự án xây dựng chuồng trại có quy mô từ 1.000 m2 trở lên đối với gia súc, gia cầm và quy mô từ 500 m2 trở lên với dự án nuôi động vật hoang dã.
Nhưng trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP mới đây đã thay đổi các tiêu chí xác định. Đối với dự án có quy mô từ 50 động vật hoang dã trở lên hoặc quy mô chuồng trại từ 500 gia súc, gia cầm hoặc 20.000 đầu gia cầm trở lên thì phải lập báo cáo đtm.
Và ngược lại với những dự án đầu tư xây dựng từ 5 đến dưới 50 động vật hoang dã hoặc quy mô chuồng trại từ 100 đến dưới 500 gia súc, gia cầm hoặc dưới 20.000 đầu gia cầm trở lên thì phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Quý KH cần tư vấn lập ĐTM/Kế hoạch BVMT không chỉ lĩnh vực nuôi chim yến mà còn nhiều ngành khác thì hãy liên hệ ngay với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!