Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải

Tuy nhiên, bất kỳ hoạt động sản xuất hoặc khai thác nào cũng đều gây ra nhiều tác động đối với môi trường. Vì vậy lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải chính là việc làm cần thiết và quan trọng mà chủ nhà máy cần thực hiện để nhà máy hoạt động mà không có bất kỳ gián đoạn hoạt động nào.

Hiện trạng vấn đề xử lý rác thải ở nước ta

Việt Nam nằm trong 5 nước có số lượng rác thải thải ra môi trường khoảng 1,8 triệu mỗi năm. Rác thải nhựa ở nước ta không ngừng tăng lên khi tốc độ sử dụng đồ nhựa, túi nilon có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống của con người và đặc biệt là chúng phá hủy môi trường sống của hệ thủy sinh dưới nước.

Xử lý rác thải sinh hoạt trở thành vấn đề nhức nhối ở nhiều địa phương khi mà lượng rác không ngừng tăng lên mà quỹ đất và diện tích xử lý rác thì ngày càng thu hẹp. Vì thế, các nhà máy xử lý rác thải ngày càng được xây dựng nhiều hơn, trở thành nguồn tập trung rác thải từ khắp nơi, giải quyết triệt để tình trạng các bãi rác lộ thiên từ môi trường bên ngoài. Các nhà máy này sử dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau, có thể xử lý đa dạng nguồn rác thải từ rác thải sinh hoạt đến rác thải công nghiệp.

Lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải
(Hình: Lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải)

Đối tượng lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải

Lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải được áp dụng với đối tượng dự án cho cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại có công suất từ 10 tấn/ngày đối với chất thải rắn thông thường (căn cứ theo nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và lập kế hoạch bảo vệ môi trường).

Một số trường hợp không cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ Khoản 12 Điều 21 Nghị định 38/2015/NĐ-CP

  • Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lựa thi hành.
  • Các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hoạt động tước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
  • Đối tượng tự sơ chế, tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở.
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong môi trường thí nghiệm.

Cơ sở pháp lý lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải

  • Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014.
  • Căn cứ Thông tư 43/2015/TT-BTNMT.
  • Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Căn cứ theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 3/5/2019 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019.

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • Bước 1: Tìm hiểu chi tiết về dự án với các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, khí tượng thủy văn,… để tiến hành thu thập, tổng hợp những thông tin liên quan đến nhà máy xử lý rác.
  • Bước 2: Thu thập và phân tích các mẫu nguồn ô nhiễm, đất, nước, không khí và đem đi thí nghiệm tại phòng thí nghiệm.
  • Bước 3: Đánh giá, xác định nguồn gây ô nhiễm từ các dự án sản xuất, tiến hành phân loại chất thải trước và sau khi dự án kết thúc.
  • Bước 4: Thực hiện quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm xác định.
  • Bước 5: Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế – xã hội,… xung quanh khu vực nhà máy xử lý rác.
  • Bước 6: Đề xuất giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm.
  • Bước 7: Đề xuất biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
  • Bước 8: Tiến hành tham vấn ý kiến của UBND cấp xã và cộng đồng dân cư quanh  khu vực dự án có tác động.
  • Bước 9: Chuẩn bị hồ sơ và trình nộp lên cơ quan chức năng.
  • Bước 10: Chờ và nhận phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Tư vấn hồ sơ môi trường
(Hình: Công ty dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn đề nghị thẩm phê duyệt lập ĐTM cho nhà máy xử lý rác thải.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy phép kinh doanh.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
  • Bản vẽ vị trí thoát nước mưa.
  • Bản vẽ vị trí khu đất.
  • Bản vẽ trình kinh tế kỹ thuật.

Nơi tiếp nhận ĐTM

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Sở Tài nguyên và Môi trường
  • Ban quản lý các khu công nghiệp

Ngoài lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho nhà máy xử lý rác thải chúng tôi còn lập báo cáo quan trắc môi trường, lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, lập giấy phép khai thác nước ngầm, lập giấy phép khai thác nước,… Hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nhu cầu xử lý nước thải, xử lý khí thải, hồ sơ môi trường.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!