HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập ĐTM cho các dự án xây dựng đầu tư

Làm thế nào để cơ sở, dự án xây dựng ở quy mô lớn được đầu tư mà không vướng bận bất kỳ vấn đề pháp lý nào đến môi trường? Lập ĐTM dự án xây dựng có thực sự quan trọng không?

Làm thế nào để chủ dự án lập ĐTM tiết kiệm thời gian và chi phí nhất? Mỗi dự án đầu tư nói chung và dự án xây dựng nói riêng khiến doanh nghiệp khá lo ngại đến vấn đề lập hồ sơ môi trường, nhất là báo cáo ĐTM.

Tính chất, đặc trưng và quy trình thực hiện không hề dễ dàng. Với những trở ngại trên, hôm nay Hợp Nhất sẽ tổng hợp một số thông tin thật sự cần thiết để bạn tìm hiểu tham khảo qua loại hồ sơ quan trọng này.

Lập ĐTM cho các dự án xây dựng đầu tư

1. Hồ sơ quan trọng của ĐTM dự án đầu tư xây dựng

Với tính chất quan trọng, ĐTM được thực hiện một cách chỉnh chu, chặt chẽ và khoa học theo đúng quy định của Nhà nước. ĐTM đầu tư xây dựng cũng vậy, chủ dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố để hoàn thành báo cáo của mình một cách hoàn chỉnh nhất.

Trong số đó, bạn cần lưu ý đến quy mô, công suất, quy mô xả thải và đối chiếu với một số văn bản pháp lý để xác định chính xác đối tượng dự án có phải lập ĐTM hay không.

Thời điểm lập đánh giá tác động môi trường phải triển khai trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu kinh tế – kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ hoàn công. Theo đó, chủ dự án sẽ dành ra khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị hồ sơ, pháp lý liên quan.

Thời gian để phê duyệt báo cáo ĐTM tùy theo cơ quan thẩm định kéo dài từ 30 – 45 ngày hoặc có thể dài hơn tùy theo mức độ phức tạp từng dự án. Đồng thời, chi phí lập ĐTM thường cao hơn các loại hồ sơ môi trường khác, vì thế chủ dự án nên dự trù chi phí để quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi hơn.

2. Lập ĐTM tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, thời gian và chi phí lập ĐTM khá lớn, chưa kể các khoản phí phát sinh hoặc những vấn đề pháp lý khiến hồ sơ chậm phê duyệt hơn so với thời gian dự kiến. Hai trở ngại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và mục đích sản xuất của doanh nghiệp.Đối với hồ sơ đánh giá tác động môi trường, chủ dự án nên chủ động phối hợp cùng đơn vị tư vấn để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan. Điều này giúp đơn vị tư vấn hoàn thiện báo cáo hoàn chỉnh để tiến hành các bước như khảo sát, lấy ý kiến, viết hồ sơ, lập hội đồng thẩm định và bổ sung, điều chỉnh kịp thời trước khi nộp lên cơ quan có thẩm quyền.

Nếu các giai đoạn này được phối hợp nhịp nhàng, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh hơn.

3. ĐTM dự án đầu tư xây dựng quan trọng không?

Không chỉ là quy định BVMT của pháp luật, đánh giá tác động môi trường sẽ giúp bạn xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp thân thiện với môi trường, tạo ấn tượng, ghi đậm dấu ấn và tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình.

Trong khi đó, lĩnh vực đầu tư xây dựng có lượng phát thải không hề nhỏ, đa phần các vấn đề ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải, CTR) đều phát sinh từ đây.

Việc lập báo cáo ĐTM đối với bạn không phải là điều dư thừa vì nó sẽ giúp bạn xác định chính xác những nguồn thải và đề xuất các biện pháp quản lý, kiểm soát để giảm ô nhiễm tốt hơn.

Trước đây, nguồn xả thải chủ yếu xả trực tiếp ra môi trường nhưng với hiện trạng môi trường ngày càng ô nhiễm buộc doanh nghiệp phải lập các loại HSMT quan trọng như ĐTM, kế hoạch BVMT, giấy phép xả thải,… Ngoài ra, nếu dự án của bạn đã đi vào hoạt động nhưng chưa có ĐTM sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc xử phạt bổ sung bằng hình thức buộc tạm dừng hoạt động.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến ĐTM dự án đầu tư xây dựng, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích để bạn thực hiện hồ sơ ĐTM dễ dàng hơn. Nếu bạn cần hỗ trợ từ Hợp Nhất – Công ty tư vấn hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay qua Hotline 0938.857.768.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!