HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là một trong những hồ sơ môi trường quan trọng của doanh nghiệp. Theo quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì hiện nay hồ sơ nào thay cho đề án bảo vệ môi trường đơn giản?

Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

1. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định hiện nay

Theo Khoản 2, Điều 171: “Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.”

Như vậy hiện nay doanh nghiệp không còn thực hiện đề án bảo vệ môi trường  mà đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản được xem là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.

2. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định cũ trước đây

Các cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/04/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại khoản 1 điều 18 nghị định số 18/2005 NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

  • Một văn bản đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại phụ lục 13 ban hành kèm theo tại thông tư số 26/2015/TT-BTNMT.
  • Ba bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo yêu cầu. Bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án đơn giản được quy định như sau: cơ sở đăng ký tại sở TNMT hoặc UBND cấp huyện, cơ sở đăng ký tại UBND cấp xã thực hiện theo quy định tại phụ lục 14a.

Quy trình đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Theo Phụ lục 18 kèm theo thông tư 01/2012/TT-BTNMT thì quy trình đăng ký đề án bảo vệ môi trường gồm 7 bước như sau:

  • Chủ cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 thuộc thông tư 01/2012/TT-BTNMT lập và gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan chức năng đăng ký và tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Phụ lục 19a kèm theo thông tư 01/2012/TT-BTNMT thì có văn bản thông báo cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan chức năng đăng ký và tiến hành xử lý hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở và lấy ý kiến của các cơ quan, chuyên gia.
  • Cơ quan chức năng đăng ký tổng hợp, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho chủ cơ sở.
  • Chủ cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu đã được thông báo.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho chủ cơ sở.
  • Cơ quan chức năng đăng ký chứng thực và gửi đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã xác nhận.

Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Quy trình đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

  • B1: Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô của dự án làm đề án chi tiết;
  • B2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án bao gồm: khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn.
  • B3: Xác định các loại chất thải có thể phát sinh trong quá trình dự án hoạt động;
  • B4: Thu mẫu không khí xung quanh dự án và mẫu nước thải tại nguồn thải -> phân tích tại phòng thí nghiệm;
  • B5: Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến moi trường xung quanh dự án;
  • B6: Liệt kê và đánh giá các giải pháp, các hạng mục bảo vệ môi trường được thực hiện;
  • B7: Đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các hạng mục còn tồn tại;
  • B8: Đề xuất các phương án xử lý nước thải, khí thải, thu gom – xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
  • B9: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

Nơi nộp đề án bảo vệ môi trường đơn giản

  • Trong trường hợp: Cơ sở nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên hoặc Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý hoặc cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường -> Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký.
  • Trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12, Thông tư 26/2015/TT-BTNMT -> Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký khi được UBND huyện ủy quyền (có văn bản kèm theo).

Trên đây là một số thông tin về đề án bảo vệ môi trường đơn giản, Quý Doanh nghiệp nên cập nhật các thông tin mới của các văn bản pháp luật hiện hành để thực hiện hồ sơ môi trường đúng với quy định. Hoặc để tiết kiệm thời gian, Quý Doanh nghiệp cũng có thể kết nối Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn chính xác loại hồ sơ môi trường cho dự án của mình. 

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!