Theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định thì đề án bảo vệ môi trường chi tiết là một loại hồ sơ môi trường pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập nhằm giúp doanh nghiệp nắm được hiện trạng bảo vệ môi trường của doanh nghiệp mình, từ đó có biện pháp khắc phục, cải tạo các vấn đề về môi trường trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp.
1. Đối tượng cần lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 1/4/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo ĐTM được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có một trong các quyết định sau: quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM bổ sung, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.
- Các đơn vị đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất trước ngày 1/4/2015 thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM bổ sung (theo quy định cũ) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo ĐTM (theo quy định cũ và quy định hiện tại: Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau: quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.
2. Trình tự thực hiện đề án BVMT chi tiết
- B1: Nộp hồ sơ: Đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lập và gửi sở Tài nguyên và Môi trường qua Trung tâm HCC tỉnh.
- B2: Kiểm tra hồ sơ: sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết. Trường hợp không đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và gửi thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
- B3: Tổ chức thẩm định: sở Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại đơn vị; thu thập các thông tin liên quan đến đơn vị và đề án chi tiết của đơn vị; tổng hợp, xử lý ý kiến của các cơ quan, chuyên gia có liên quan (nếu có). Sau khi tổ chức thẩm định thông báo bằng văn bản cho chủ đơn vị về kết quả thẩm định đề án chi tiết.
- B4: Phê duyệt và gửi đề án BVMT chi tiết: sau khi đề án được phê duyệt, UBND cấp tỉnh ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của đề án; gửi một (01) bản quyết định phê duyệt kèm theo đề án chi tiết đã được phê duyệt và xác nhận cho chủ đơn vị; gửi quyết định phê duyệt đề án chi tiết cho Bộ TNMT, Sở TNMT, UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Thành phần hồ sơ bao gồm
- Một văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
- Bảy bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
- Một đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết.
Trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian chủ đơn vị hoàn thiện hồ sơ).
4. Hiện nay hồ sơ nào thay thế cho đề án bảo vệ môi trường chi tiết?
Hiện nay Luật BVMT 2020 không còn quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết mà thay vào đó tại Khoản 2, Điều 171, Luật BVMT 2020:
“Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/01/2022) là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.”
Như vậy, đề án bảo vệ môi trường chi tiết được xem là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xem xét, cấp giấy phép môi trường.
Để hiểu rõ hơn về toàn bộ quá trình lập đề án BVMT cũng như các hồ sơ môi trường khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ cho công ty môi trường Hợp Nhất theo thông tin:
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!