HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Làm kế hoạch bảo vệ môi trường doanh nghiệp

Làm kế hoạch bảo vệ môi trường là bước quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp liên hệ với Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất vì bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính vì hoạt động nhưng chưa có kế hoạch bảo vệ môi trường đã xác nhận. Đối với trường hợp này, chúng tối đã gặp qua rất nhiều.

Nguyên nhân xuất phát từ doanh nghiệp chưa hiểu rõ các quy trình thực hiện trước khi triển khai xây dựng mà đưa vào vận hành dự án chính thức. Vậy mức phạt nếu chưa lập kế hoạch BVMT là bao nhiêu? Sau khi xử phạt thì doanh nghiệp phải làm gì để lập kế hoạch theo đúng yêu cầu từ cơ quan quản lý môi trường?

Các bước tiến hành làm kế hoạch bảo vệ môi trường

Xác định đối tượng

  • Điều quan trọng trước khi lập hồ sơ là bạn phải đối chiếu dự án của mình có phải lập kế hoạch hay không, chỉ cần căn cứ vào quy mô, diện tích, công suất, lưu lượng xả thải. Trường hợp dự án đã đi vào hoạt động trong thời gian dài, có mở rộng quy mô, công suất hay thay đổi công nghệ đến mức phải lập ĐTM thì phải tiến hành lập báo cáo ĐTM trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Căn cứ pháp lý quan trọng để chủ dự án thực hiện dựa vào Luật BVMT và Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Xác định những thông tin liên quan

  • Căn cứ theo báo cáo đầu tư mà xác định tên dự án cùng với các vấn đề liên quan như phương thức sản xuất, kinh doanh hoặc địa chỉ liên hệ.
  • Các thông tin về người đại diện, thông tin liên lạc như số điện thoại, email.
  • Phải có địa điểm nơi dự án hoạt động với đầy đủ mô tả về vị trí địa lý, bản vẽ thiết kế đi kèm chi tiết.
  • Thông tin về giai đoạn thi công, quy mô, công nghệ, thiết bị máy móc cùng các danh mục liên quan khác.
  • Khối lượng nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất và xác định nguồn nhiên liệu đi kèm.
Làm kế hoạch bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp
Làm kế hoạch bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp

Xác định quy trình làm kế hoạch BVMT

  • Thu thập, đánh giá và phân tích thông tin liên quan đến dự án.
  • Liệt kê các nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án sẽ tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Phân tích mức độ ảnh hưởng chất thải và đề xuất giải pháp khắc phục, BVMT.
  • Tiến hành thiết kế chương trình quản lý, giám sát môi trường.
  • Chuẩn bị công văn, bản thảo, hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường hoàn chỉnh trình lên cơ quan có thẩm quyền.
  • Chờ kết quả thẩm định từ cơ quan xác nhận.

Khi nào dự án phải lập lại kế hoạch BVMT?

  • Khi dự án không triển khai hoạt động như đã cam kết.
  • Khi dự án thay đổi địa điểm hoặc quy mô, tính chất đến mức thuộc đối tượng phải lập ĐTM.

Xử phạt khi chưa làm kế hoạch bảo vệ môi trường

Căn cứ theo Điều 8 của Nghị định 55/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm quy định BVMT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà chưa có kế hoạch BVMT thì:

  • Đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện nhưng không lập kế hoạch BVMT thì bị phạt từ 2 – 2,5 triệu đồng.
  • Đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện do UBND cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch BVMT thì bị phạt từ 25 – 30 triệu đồng.
  • Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Sở TNMT nhưng không lập kế hoạch BVMT thì bị phạt từ 40 – 50 triệu đồng.
  • Các hình thức phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động từ 1- 9 tháng (tùy theo đối tượng vi phạm).
  • Các biện pháp khắc phục như buộc vận hành đúng quy trình với công trình BVMT, tháo gỡ những công trình, thiết bị xây lắp trái quy định, buộc xây lắp công trình đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật.

Nếu Quý Doanh nghiệp cần tìm đơn vị lập hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768. Với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp chúng tôi sẽ hỗ trợ và hướng dẫn các thủ tục pháp lý một cách chuyên nghiệp, nhiệt tình và đầy đủ nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!