HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Khó khăn và yêu cầu khi lập hồ sơ môi trường

Các loại hồ sơ môi trường được lập để làm căn cứ giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những khó khăn, hạn chế để hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước. Vậy những khó khăn và yêu cầu khi lập hồ sơ môi trường là gì?

yêu cầu khi lập hồ sơ môi trường
yêu cầu khi lập hồ sơ môi trường

1. Một số yêu cầu khi lập hồ sơ môi trường

Trước khi lập hồ sơ môi trường, doanh nghiệp cần tìm hiểu về các quy định của pháp luật và những yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động của mình như:

  • Xác định loại hình sản xuất của lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động.
  • Xác định cơ bản về loại hồ sơ mà doanh nghiệp phải sử dụng.
  • Xác định thời gian doanh nghiệp phải lập từng loại hồ sơ.
  • Xác định năng lực thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn.
  • Xác định quy mô, diện tích, sản lượng sản xuất cung cấp chính xác thông tin để quá trình thực hiện diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn.

2. Những khó khăn khi doanh nghiệp lập hồ sơ môi trường

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi lập hồ sơ môi trường do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục hành chính dẫn đến việc chồng chéo hồ sơ pháp lý, khiến doanh nghiệp phân phối thời gian và chi phí chưa hợp lý.
  • Một hồ sơ phải trải qua nhiều quy trình khác nhau làm kéo dài thời gian, tiến độ chuẩn bị thực hiện dự án.
  • Nhiều hệ thống vì không lập đúng loại hồ sơ nên bị cơ quan nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
  • Thiếu người chuyên trách môi trường nên chưa thực hiện đầy đủ các loại báo cáo quan trọng.
Khó khăn của doanh nghiệp khi lập hồ sơ môi trường
Khó khăn của doanh nghiệp khi lập hồ sơ môi trường

3. Khi nào doanh nghiệp phải lập hồ sơ môi trường?

Mỗi tính chất của dự án sẽ có các loại hồ sơ môi trường khác nhau và hồ sơ cũng khác nhau ở từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

3.1. Trước khi triển khai xây dựng dự án

  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Lập hồ sơ Đăng ký môi trường hoặc Giấy phép môi trường.

3.2. Sau khi dự án hoạt động

  • Lập hồ sơ Đăng ký môi trường hoặc Giấy phép môi trường;
  • Hồ sơ vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường;
  • Lập báo cáo quan trắc môi trường hằng năm.
Dự án đầu tư
Mỗi giai đoạn của dự án sẽ có hồ sơ môi trường tương ứng

4. Lập hồ sơ cần lưu ý những gì?

  • Nhiều hồ sơ phải lập trước khi triển khai xây dựng dự án nên doanh nghiệp phải lưu ý đối với một số loại hồ sơ ban đầu như báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Đối với nước thải phải xây dựng và hoàn thành lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.
  • Nhiều loại giấy phép, báo cáo đòi hỏi phải gia hạn, điều chỉnh hoặc định kỳ lập báo cáo trình nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó doanh nghiệp phải lưu ý đến thời gian và tần suất thực hiện từng loại hồ sơ.
  • Xác định cơ quan cấp phép để tránh mất thời gian và chi phí tốn kém cho doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu các quy định trong nhiều văn bản, Nghị định, Thông tư như Luật BVMT 2020 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, …
  • Xác định chính xác khối lượng, quy mô và thành phần nguồn thải (nước thải, khí thải) mà lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục.

Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn nhiều thủ tục hồ sơ môi trường cho nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Dịch vụ của chúng tôi thực hiện trọn gói với chi phí hợp lý, thủ tục nhanh gọn, đơn giản và cam kết được phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vấn đề nào cần giải quyết liên quan đến hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết và đầy đủ nhất.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!