Giấy phép môi trường (GPMT) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi lẽ đây là công cụ quản lý môi trường bảo đảm sự phù hợp và hạn chế tối đa nhiều rủi ro của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề môi trường. Nổi trội, từ giai đoạn về sau, Doanh nghiệp muốn đăng ký giấy phép xả thải phải tìm hiểu kỹ GPMT.
1. Giấy phép môi trường áp dụng với đối tượng nào?
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có xu hướng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất thắc mắc phải làm gì để xin GPMT? Trong các quy định mới của Luật môi trường, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải đều bắt buộc phải có GPMT.
Cụ thể là theo quy định tại Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Đơn giản hóa các thủ tục lập GPMT
Không quá khó khăn và rườm rà các thủ tục hành chính như trước đây, GPMT được thực hiện ngày càng đơn giản và nhanh chóng hơn. Doanh nghiệp cũng không còn lo ngại đến việc mất thời gian mà thay vào đó thủ tục, hồ sơ, quy trình thực hiện cùng nhiều điều kiện khác cũng khác nhau.
Giấy phép môi trường bao gồm giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả khí thải, giấy chứng nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu, giấy phép xử lý CTNH, sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, phương án BVMT hoặc kế hoạch quản lý môi trường.
Một trong những yêu cầu quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý là phải tìm hiểu về thẩm quyền, nội dung giấy phép, căn cứ, quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép. Điều này đảm bảo GPMT được hoàn thiện mà không vướng nhiều vấn đề pháp lý.
2. Vai trò của GPMT đối với doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ vai trò của GPMT nên còn lúng túng trong công tác thực hiện thủ tục hồ sơ. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp hiểu rõ vai trò của giấy phép.
2.1. Giấy phép môi trường là công cụ để quản lý doanh nghiệp
GPMT dần trở thành công cụ quản lý môi trường giúp cơ sở sản xuất đi vào hoạt động thực hiện đầy đủ quy định của nhà nước. Nhờ GPMT mà doanh nghiệp chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ ô nhiễm bằng các công trình thu gom, xử lý chất thải.
Không chỉ giúp thực hiện các hoạt động liên quan đến quan trắc môi trường định kỳ hiệu quả mà GPMT còn giúp cơ quan dễ dàng kiểm soát, quản lý ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên.
Một trong những điều khác quan trọng chẳng kém là việc cấp GPMT phải hoàn thành trước khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc trước khi cấp phép xây dựng (áp dụng với dự án không phải lập ĐTM dự án).
Đối với dự án thường xuyên cải tạo, nâng cấp công trình phải điều chỉnh giấy phép nhằm đáp ứng yêu cầu phát thải. Nhờ vậy mà cơ quan quản lý môi trường cũng tăng cường thanh, kiểm tra trong quá trình vận hành các hoạt động của dự án.
2.2. Hạn chế rủi ro về môi trường
Hiện nay, các quy định của các Luật thay đổi liên tục và không ngừng đổi mới chính sách bảo vệ và giữ gìn môi trường. Điển hình là từ khi GPMT chính thức có hiệu lực thi hành thì nhiều doanh nghiệp khá khó khăn trong quá trình thực hiện.
Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất đang hoạt động trong lĩnh vực tư vấn hồ sơ môi trường và lập nhiều hồ sơ môi trường quan trọng cho doanh nghiệp. Và đăng ký GPMT cũng được chúng tôi triển khai và hoàn thiện cho nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua. Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thêm thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào thì liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 sẽ được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ tận tình
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!