HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án chế biến gỗ

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường dự án chế biến gỗ với chi phí hợp lý, thủ tục đơn giản nhanh gọn và đúng với pháp lý nhà nước. Liên hệ ngay Hotline 0938 857 768 để được hỗ trợ tận tình nhất

Thực trạng ngành chế biến gỗ ở nước ta

Khi trở thành một trong 7 mặt hàng có kinh ngạch xuất khẩu lớn cũng như đóng góp to lớn đối với nền kinh tế thị trường, ngành chế biến gỗ ngày càng có nhiều bước tiến phát triển mới. Điều này được chứng minh bởi 2.500 doanh nghiệp chế biến gỗ hoạt động hết công suất trong vài năm trở lại đây.

Tuy nhiên từ quá trình phát triển vượt trội này mà quá trình ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nhanh chóng hơn. Vì thế, trước khi đi vào hoạt động chính thức, những doanh nghiệp này phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án của mình.

Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án
(Hình: Lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án chế biến gỗ)

Một số nguồn ô nhiễm phát sinh như:

  • Nước thải từ quá trình sơn, từ khu vực vệ sinh của công nhân viên.
  • Bụi gỗ, bụi sơn.
  • Mùi sơn.
  • Chất thải rắn hoặc chất thải nguy hại.

Vì sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án chế biến gỗ?

Vấn đề môi trường phát sinh từ các dự án chế biến gỗ gây ra nhiều hiện trạng đáng lo ngại đối với toàn xã hội và môi trường. Điển hình như khí thải, nước thải, bụi, tiếng ồn,.. xuất phát từ các nhà máy, cơ sở sản xuất nếu không được xử lý triệt để sẽ trở thành nguyên nhân khiến ô nhiễm môi trường ngày càng khó giải quyết. Vì thế để đưa ra nhiều phương án khả thi cũng như giải quyết ổn thỏa nhằm xử lý nước thải, xử lý khí thải hoặc xử lý bụi sẽ được quan tâm đúng mức và chặt chẽ hơn.

Vì những lý do trên, lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án chế biến gỗ tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất là rất cần thiết và quan trọng vừa giúp doanh nghiệp chủ động trong việc phòng ngừa tất cả các vấn đề xấu xảy ra cũng như ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan chức năng đóng góp to lớn vào sự phát triển bền vững trong tương lai.

Đối tượng cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án

Căn cứ theo Phụ lục II của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có quy định đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho nhà máy chế biến gỗ cụ thể như sau:

  • Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên có công suất dưới 5.000 m3 sản phẩm/năm
  • Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ván ép có công suất dưới 10.000 m3/năm
  • Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng dưới 10.000 m2

Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch

  • Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
  • Căn cứ vào Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT có quy định và hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Căn cứ vào Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Nội dung trong kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án chế biến gỗ

  • Địa điểm thực hiện
  • Loại hình, công nghệ, quy mô liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ
  • Tổng quan về nguồn nguyên – nhiên liệu trong quá trình sản xuất
  • Dự báo và tìm ra nguồn phát sinh chất thải cũng như dự báo được tác động của chúng đến môi trường
  • Đề xuất biện pháp xử lý chất thải nhằm giảm tải tối đa những tác động xấu đến môi trường
  • Thường xuyên tổ chức các biện pháp bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp
Công ty môi trường Hợp Nhất
(Hình: Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)

Hồ sơ hoàn chỉnh để lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Sơ đồ vị trí dự án
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ thoát nước mưa

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hồ sơ môi trường hoặc nhu cầu nào, quý doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc tham khảo qua Website hosomoitruong.com.vn nhé!

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!